Kiến thức

Siêu kế hoạch hồi sinh thành phố sau động đất, 'hô biến' đống đổ nát thành ‘pháo đài’ chống chọi mọi thiên tai

Manh Lan 19/08/2024 18:36

Nơi đây đang được tái thiết với mục tiêu chống chọi thiên tai như động đất, lũ lụt, tạo nên một thành phố bền vững và kiên cường trong tương lai.

Antakya, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất kinh hoàng hồi tháng 2 năm ngoái ở Thổ Nhĩ Kỳ, đang được tái thiết để trở thành một thành phố có khả năng chống chọi với mọi thảm họa thiên nhiên. Trận động đất mạnh 7,8 và 7,5 độ đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người và khiến hàng triệu người mất nhà cửa, để lại hậu quả khôn lường và đòi hỏi một kế hoạch tái thiết toàn diện, bền vững.

Công ty kiến trúc danh tiếng Foster + Partners, đứng đầu một liên minh quốc tế, đang phát triển chiến lược tái thiết, biến Antakya thành một thành phố kiên cường, sẵn sàng đối mặt với những nguy cơ thiên tai như động đất, lũ lụt, và khủng hoảng khí hậu.

Trận động đất đã biến toàn bộ các tòa nhà trong thành phố thành đống đổ nát, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về tính mạng và tài sản, khiến người dân phải di dời đến các trại tị nạn và khu vực xung quanh. Ảnh: Sameer Al-Doumy/AFP/Getty Images

Trận động đất đã biến toàn bộ các tòa nhà trong thành phố thành đống đổ nát, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về tính mạng và tài sản, khiến người dân phải di dời đến các trại tị nạn và khu vực xung quanh. Ảnh: Sameer Al-Doumy/AFP/Getty Images

Antakya nằm dưới chân núi Habib Neccar, trong thung lũng sông Asi, nơi đất đai dễ bị hóa lỏng khi động đất xảy ra, dẫn đến tình trạng đất trở nên kém chắc chắn, gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Trước thảm họa, đã có khoảng 45.000 cư dân sinh sống dọc bờ sông Asi, nơi nguy cơ lũ lụt luôn đe dọa.

Nhận thức được những hiểm họa này, Foster + Partners tập trung vào việc xây dựng các công trình nhỏ gọn, chắc chắn, thay thế cho những tòa nhà lớn dễ bị tổn thương. Đồng thời, các khu phố sẽ được thiết kế theo dạng siêu khối tổ hợp, lấy cảm hứng từ các khu phố ở Barcelona, nhằm giảm mật độ giao thông, thúc đẩy không gian không có xe cộ, và tăng cường không gian xanh.

Một phần quan trọng trong kế hoạch tái thiết là việc tạo ra các không gian xanh dọc bờ sông. Những công viên xanh mướt sẽ được hình thành tại các khu vực có nguy cơ lũ lụt cao, đóng vai trò như vùng đệm tự nhiên, hấp thụ nước lũ và bảo vệ thành phố khỏi ngập lụt.

Bản vẽ phối cảnh thành phố Antakya sau khi hồi sinh với bờ sông ở trung tâm. Ảnh: Hội đồng thiết kế Türkiye

Bản vẽ phối cảnh thành phố Antakya sau khi hồi sinh với bờ sông ở trung tâm. Ảnh: Hội đồng thiết kế Türkiye

Cây cối bản địa sẽ được trồng rộng rãi, tạo môi trường sống tự nhiên cho động thực vật và thúc đẩy di chuyển của động vật hoang dã. Chiến lược này cũng góp phần vào mục tiêu tăng gấp đôi không gian xanh trên đầu người theo kế hoạch tái thiết.

Quá trình tái thiết Antakya đang diễn ra đồng thời với việc xây dựng các công trình mới. Mặc dù đã đạt được những bước tiến quan trọng, quá trình hồi sinh hoàn toàn thành phố dự kiến sẽ kéo dài khoảng 10 năm.

Khi hoàn thành, Antakya không chỉ được hồi sinh mà còn được trang bị đầy đủ để đối phó với các thảm họa tương lai, trở thành biểu tượng của sự kiên cường và sức sống bền bỉ trước những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên.

*Theo CNN

>> Siêu sóng thần cao 524m khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại, có thể 'nuốt chửng' tòa nhà chọc trời, cuốn phăng hàng triệu cây cối

12 tỉnh, thành phố tăng biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

Tỉnh có thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam 'bội thu' du lịch, đón hơn 1,2 triệu lượt khách, thu 2.200 tỷ đồng chỉ trong 7 tháng

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sieu-ke-hoach-hoi-sinh-thanh-pho-sau-dong-dat-ho-bien-dong-do-nat-thanh-phao-dai-chong-choi-moi-thien-tai-d130774.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Siêu kế hoạch hồi sinh thành phố sau động đất, 'hô biến' đống đổ nát thành ‘pháo đài’ chống chọi mọi thiên tai
POWERED BY ONECMS & INTECH