Chuỗi đồ uống nổi tiếng Starbucks đang thử nghiệm việc lắp đặt trạm sạc xe điện tại Mỹ để thúc đẩy người dùng chuyển sang sử dụng xe điện.
Với 15.000 địa điểm trên khắp nước Mỹ, chuỗi cà phê Starbucks đang có kế hoạch thuyết phục các chủ sở hữu xe điện rằng các cơ sở của mình là nơi hoàn hảo để sạc pin.
Tính đến năm 2030, số lượng xe điện tại một trong những thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ có thể đạt con số 26 triệu chiếc. Theo Fast Company, điều này có nghĩa là các nhà cung cấp cần số lượng trạm sạc xe điện nhiều gấp 10 lần so với hiện tại.
Trong một nỗ lực chung cho sự phát triển của ngành, chuỗi đồ uống nổi tiếng là Starbucks đang muốn biến 15.000 địa điểm trên khắp nước Mỹ thành các trạm sạc xe điện, qua đó giúp bổ sung một phần vào nhu cầu về số lượng trạm sạc của ngành xe điện.
Trong một cuộc thử nghiệm được diễn ra vào đầu năm nay, chuỗi đồ uống nổi tiếng thế giới này đã hợp tác với Volvo và Chargepoint để lắp đặt những trạm sạc xe điện trong các bãi đậu xe dọc theo tuyến đường dài 1.350 dặm (hơn 2.100 km) từ Denver đến Seattle.
Theo đó, cứ mỗi 100 dặm sẽ có một trạm sạc xe điện được lắp tại các cửa hàng Starbucks. Michael Kobori, Giám đốc phát triển bền vững của Starbucks cho biết: “Đó là một trong những nơi có ít trạm sạc xe điện nhất tại Mỹ, được coi là “sa mạc pin”. Không có quá nhiều trạm sạc ở đó.”
Sạc xe điện về cơ bản vẫn là một trải nghiệm khác với việc bơm xăng.
Thông thường, các chủ xe điện hay sạc pin ở nhà để phục vụ cho việc di chuyển hàng ngày.
Tuy nhiên, trong những chuyến đi xa, không phải lúc nào họ cũng dễ dàng tìm thấy trạm sạc. Với công nghệ sạc hiện tại, quá trình này cũng mất nhiều thời gian hơn so với việc đổ xăng truyền thống.
Với công nghệ sạc hiện tại, quá trình này cũng mất nhiều thời gian hơn so với việc đổ xăng truyền thống và việc ngồi tại một trạm xăng trong 30 phút trở lên không phải là một điều gì đó quá hấp dẫn với người sử dụng.
“Ý tưởng này được đặt ra nhờ vào một suy nghĩ rằng nếu bạn đi du lịch, dù sao thì bạn vẫn có thể uống cà phê và ăn sáng tại Starbucks. Trong khoảng thời gian đó, bạn có thể lên kế hoạch cho kỳ nghỉ của mình, từ đường đi cho tới thuê phòng khách sạn. Tất nhiên, bạn có thể sạc xe điện trong thời gian ngồi uống cà phê. Mặc dù thời gian sạc là khác nhau, tùy thuộc vào từng loại xe, chẳng hạn như xe điện của Volvo có thể sạc từ 20% lên 90% trong khoảng 40 phút”, ông Kobori nói.
Volvo và Chargepoint sẽ xử lý việc lắp đặt tại các cửa hàng Starbucks ở các thị trấn như Twin Falls, Idaho và Uintah, Utah, điều hướng quá trình làm việc khá liên quan đến việc bắt tay với các tiện ích địa phương để thiết lập dịch vụ trạm sạc điện mới.
Ở nhiều khu vực, trạm sạc cũng sẽ giúp lấp đầy khoảng trống cho người dân địa phương, không chỉ khách du lịch. “Tuyến đường này đi qua một số vùng có nhiều cơ hội theo nghĩa đen của liên bang. Đây là những nơi vẫn còn gặp khó khăn về kinh tế. Vì vậy, chúng tôi cũng đã suy nghĩ khi xem xét vấn đề này, làm cách nào để đảm bảo mang trạm sạc đến những thị trường chưa được phục vụ tốt để mở rộng thị trường cho cả ngành xe điện”, ông Kobori nhấn mạnh.
Một báo cáo gần đây cho biết số lượng xe chạy pin mới ở Mỹ đã tăng vọt trong quý I/2022. Điều này tương đương với việc loại xe này hiện chiếm 4,6% thị trường Mỹ.
Theo công ty dữ liệu Experian, trong 3 tháng đầu năm nay, đã có 158.689 xe điện được đăng ký tại Mỹ. Ước tính, số xe Tesla chiếm 113.882 trong số đó, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng ở vị trí thứ hai là Kia với 8.450 xe.
Có thể nói, xe điện đang trở thành xu hướng mới tại Mỹ. Tại thị trường này, hạ tầng được đánh giá là tương đối phù hợp cho xe điện. Việc người dân sử dụng loại xe này ngày càng phổ biến tại Mỹ vì chúng không đắt hơn nhiều so với xe chạy bằng xăng và mang lại cảm giác lái mới mẻ.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang khuyến khích chuyển sang xe điện thay vì xe dùng nhiên liệu hóa thạch để bảo vệ môi trường. Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt mục tiêu đến năm 2030, một nửa doanh số bán ô tô mới tại Mỹ sẽ là xe điện.
Trong quá trình thử nghiệm, Starbucks sẽ kiểm tra tỷ lệ sử dụng và quyết định xem liệu họ có muốn mở rộng dịch vụ trên toàn quốc như một phần của kế hoạch phát triển bền vững lớn hơn hay không, nhằm mục đích cuối cùng làm cho công ty có “nguồn lực tích cực”, bao gồm cả mục tiêu giảm phát thải khí carbon ra môi trường.
Từ Apple đến Starbucks đều lao đao, Trung Quốc không còn là 'mỏ vàng' của các ông lớn phương Tây
Cựu CEO Starbucks Việt Nam đầu quân cho Tập đoàn Masan (MSN), thử sức với ‘đế chế’ Phúc Long