Sự thật đằng sau ‘Kingsman’ Nón Sơn: Công thức thành công đơn giản đến bất ngờ, ai định mở chuỗi cũng nên tham khảo

23-03-2024 13:49|Mai Chi

Khá kén người mua với những chiếc mũ lên tới 15 triệu đồng, Nón Sơn làm thế nào để duy trì hệ thống hơn 170 cửa hàng khắp cả nước?

Ra đời vào năm năm 1996, Nón Sơn từ một cửa hàng nhỏ đã vươn mình thành thương hiệu thời trang uy tín tại Việt Nam. Đặc biệt, những cửa hàng mang màu sắc đặc trưng của thương hiệu thường hiện diện ở mặt bằng đẹp “nhất nhì” khu vực. Thế nhưng, các cửa hàng của thương hiệu luôn trong tình trạng vắng khách quanh năm cùng giá cả khá đắt đỏ.

Từ những yếu tố đó, ''cư dân mạng'' đã đùa vui rằng Nón Sơn chính là Tổ chức Kingsman của Việt Nam, dựa theo bộ phim Mật Vụ Kingsman. Các thành viên của Kingsman thường tập họp tại một cửa hàng may âu phục nhỏ nằm ở góc phố; bước vào sâu cửa hàng chính là các trang bị, vũ khí mang công nghệ tối tân.

Vậy sự thật phía sau sự hiện diện của Nón Sơn là gì? Tại sao cửa hàng trông vắng khách nhưng vẫn hoạt động được suốt hơn 20 năm qua?

Sự thật đằng sau ‘Kingsman’ Nón Sơn: Công thức thành công đơn giản đến bất ngờ, ai định mở chuỗi cũng nên tham khảo
"Dân cư mạng" gọi Nón Sơn là Tổ chức Kingsman của Việt Nam

>> Viện đào tạo 'nhân tài' của Chủ tịch Đèo Cả Hồ Minh Hoàng bị khoá thẻ BHYT do chậm đóng BHXH

Câu hỏi đã có lời giải, Nón Sơn đã công khai những hình ảnh về nhà xưởng, văn phòng và hệ thống máy móc hiện đại cho thấy hoạt động sản xuất thực tế của doanh nghiệp trong một video đăng tải trên website chính thức. Đồng thời, cũng có nhiều thông tin phân tích, giải mã về hoạt động của Nón Sơn trên truyền thông giúp người ngoài có cái nhìn thực tế hơn về "Kingsman Việt Nam".

Theo thông tin trên website chính thức của Nón Sơn, hiện nay số lượng cửa hàng lên tới 176, và phủ sóng tại hầu hết tỉnh thành của Việt Nam. Trong đó riêng tại TP.HCM Nón Sơn có 50 cửa hàng và tại Hà Nội có 10 cửa hàng.

Đặc điểm chung của các cửa hàng Nón Sơn là luôn nổi bật bởi tông hồng chủ đạo, nằm ở các vị trí đắc địa như ngã ba, ngã tư hoặc trên các mặt phố lớn. Đi kèm với đó là chương trình khuyến mại mua 1 tặng 1 gần như diễn ra quanh năm.

Trên thực tế, các cửa hàng vật lý này vừa là địa điểm mua sắm, nhưng cũng có thể coi là kênh truyền thông riêng của Nón Sơn. Vì từ lâu đơn vị này không xuất hiện trên báo chí, truyền hình hay bất kỳ sản phẩm quảng cáo nào khác.

Một quản lý cửa hàng của Nón Sơn từng chia sẻ rằng thay vì quảng bá thương hiệu, Nón Sơn thuê những vị trí đẹp, trang trí bắt mắt để thu hút người qua đường. Thêm vào đó, có những cửa hàng thuê đã từ lâu nên giá cả không đắt như thuê tại thời điểm hiện tại. Nón Sơn cũng là công ty lớn nên đối tác cũng tin tưởng.

Quản lý của Nón Sơn cũng cho biết, nguồn thu chủ yếu của các cửa hàng đến tự những doanh nghiệp, công ty, đại lý hay thương hiệu khác. Nhóm đối tượng này không mua riêng lẻ các sản phẩm, thay vào đó, họ đặt mua với số lượng rất lớn và thường xuyên để tặng nhân viên, để thực hiện các chương trình khuyến mại.

Ngoài ra, Nón Sơn đã có cửa hàng chính hãng trên Lazada Mall, Shopee Mal và Tiki, đồng thời có đại lý phân phối trên Sendo. Nón Sơn cũng xây dựng website bán hàng của riêng mình, một kênh Youtube và fanpage chuyên giới thiệu, cập nhật thông tin về sản phẩm.

Ngoài vị trí đắc địa, chiến lược về giá của Nón Sơn cũng rất ấn tượng. Cơ cấu sản phẩm hợp lý với dải giá trải rộng, từ vài trăm nghìn đồng đến hơn chục triệu đồng cho một sản phẩm.

Sự thật đằng sau ‘Kingsman’ Nón Sơn: Công thức thành công đơn giản đến bất ngờ, ai định mở chuỗi cũng nên tham khảo
Mũ bảo hiểm sơn mài của Nón Sơn

Có thể lấy ví dụ với dòng sản phẩm mũ bảo hiểm, đây là dòng sản phẩm mang lại doanh số nhiều nhất Nón Sơn trên Shopee, với giá khoảng 250.000 đồng/chiếc, lượng bán 3.000 -11.000 đơn hàng. Nhưng cũng có những chiếc mũ bảo hiểm sơn mài của Nón Sơn, họa sỹ vẽ tay một tháng chỉ được 2 chiếc dành cho những người muốn sự độc lạ.

Ghi nhận trên webiste của Nón Sơn, mũ đan tay đắt nhất có giá lên tới 15 triệu đồng/sản phẩm, mũ bảo hiểm sơn mài có sản phẩm giá lên tới 10 triệu đồng.

Tiếp theo là chiến lược khuyến mãi "Mua 1 Tặng 1" diễn ra thường xuyên. Trong khi đó, gian hàng trên Shopee của Nón Sơn lại áp dụng hình thức giảm 50%.

Lý giải cho điều này, chuyên gia về nhân bản chuỗi cửa hàng Phùng Thanh Ngọc cho biết: Về mặt lý thuyết, việc Mua 1 tặng 1 sẽ giúp cửa hàng tăng được giá trị đơn hàng, tăng doanh thu, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các cửa hàng chịu chi phí mặt bằng và vận hành cao hơn online.

Đồng thời, bán online sau giảm giá, một chiếc nón bảo hiểm nửa đầu cơ bản chỉ có giá trên dưới 300 nghìn đồng/sản phẩm, phù hợp với số đông khách hàng.

Giá thành luôn đi đôi với chất lượng và Nón Sơn đã thực sự chứng minh đúng điều đó. Nhóm đối tượng khách hàng chính của Nón Sơn chủ yếu là khách thuộc giới trung lưu trở nên. Do đó, họ không ngại chi tiền cho một sản phẩm được làm hoàn toàn bằng thủ công như nón của Nón Sơn.

>> Một trường Đại học phát hiện lãnh đạo dùng bằng cấp giả, đến Chủ tịch tập đoàn sáng lập cũng dính lùm xùm chưa tốt nghiệp cấp 2

Thế Giới Di Động dự chi 700 tỷ trả cổ tức, 'dồn lực' đưa Era Blue thành chuỗi điện máy số một Indonesia

Thêm một 'đại bàng' ngành bán dẫn Hoa Kỳ muốn rót 2 tỷ USD phát triển nhà máy và chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Đại gia thịt mát báo lỗ, Bầu Đức muốn bán chuỗi heo ăn chuối

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/su-that-dang-sau-kingsman-non-son-cong-thuc-thanh-cong-don-gian-den-bat-ngo-ai-dinh-mo-chuoi-cung-nen-tham-khao-227394.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Sự thật đằng sau ‘Kingsman’ Nón Sơn: Công thức thành công đơn giản đến bất ngờ, ai định mở chuỗi cũng nên tham khảo
POWERED BY ONECMS & INTECH