“Tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ?”: 4 lý do ứng viên tuyệt đối không được trả lời khi được hỏi nếu không muốn ngậm ngùi đánh mất cơ hội
Cách trả lời câu hỏi “Tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ?” cũng là cách để Nhà tuyển dụng đánh giá tư duy và phẩm chất của ứng viên.
Buổi phỏng vấn là cần thiết cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Một buổi phỏng vấn thuận lợi chính là dấu hiệu tốt cho thời gian hợp tác sắp tới. Trong một buổi phỏng vấn, một câu hỏi mà người tuyển dụng có thể đặt ra cho ứng viên là: "Tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ?". Mặc dù câu hỏi này có vẻ cơ bản và dễ dàng nhưng cách mỗi người trả lời có thể mang đến những kết quả khác biệt. Theo các chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực tuyển dụng, có 4 câu trả lời có thể khiến ứng viên đánh mất cơ hội.
Công ty cũ trả lương quá thấp
Tại các công ty, các vấn đề về tài chính, nhất là vấn đề lương, thường là một trong những nguyên nhân chính khiến nhân viên lựa chọn tiếp tục hoặc từ bỏ công việc. Mức lương không chỉ dựa vào thị trường mà còn phụ thuộc nhiều vào khả năng của người lao động.
Dù có lý do chính đáng để rời bỏ công việc trước đó là do mức lương không cao thì bạn cũng nên tránh nêu rõ vấn đề này khi phỏng vấn ở nơi làm mới. Câu trả lời như vậy có thể gây ấn tượng không tốt và người tuyển dụng cũng có thể đánh gia rằng bạn không đủ năng lực nên mới nhận lương không tương xứng ở nơi làm trước đó.
Công việc cũ quá nhàm chán
Thực tế, mỗi công việc đều mang những đặc thù riêng. Có công việc đòi hỏi bạn phải ngồi trước màn hình máy tính hàng giờ, một số khác lại liên quan đến việc tiếp xúc qua điện thoại suốt ngày hoặc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Việc lặp đi lặp lại công việc trong 1 thời gian là điều không thể tránh khỏi nhưng đó không phải là dấu hiệu của một công việc đơn điệu, nhàm chán.
Trong những ngày làm việc có vẻ như không có gì thay đổi, một số người cảm thấy công việc của mình đầy màu sắc và thú vị, bởi họ luôn tìm cách học hỏi và phát triển kỹ năng.
Khi được hỏi về nguyên nhân chia tay công việc cũ, nếu ứng viên chỉ đơn thuần cho rằng công việc trước đó nhàm chán sẽ khiến người tuyển dụng tự hỏi liệu ứng viên có dễ dàng từ bỏ với lý do tương tự ở vị trí mới không.
Hình minh họa. |
Bất mãn với các chế độ phân cấp bậc của công ty cũ
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều xác định cấp bậc và quyền lợi dựa trên khả năng thực tế của nhân viên thay vì thâm niên. Vì vậy việc những người trẻ tuổi, mới đi làm nhưng lại ở vị trí cao hơn so với những người lớn tuổi hơn, làm lâu năm hơn là chuyện rất bất thường.
Nếu một ứng viên tỏ ra không hài lòng với cách phân cấp bậc như trên tại một công ty, họ có thể không ý thức được rằng mình đang để lộ một hình ảnh không đủ sự tự tin và khả năng để tiến xa trong sự nghiệp với nhà tuyển dụng.
Đồng nghiệp thân thiết ở công ty cũ cũng nghỉ việc
Trong bất kỳ môi trường làm việc nào, sau một khoảng thời gian, mỗi người thường tìm thấy một số đồng nghiệp trở thành bạn thân. Đôi khi, một số người chọn công việc ở nơi nhờ sự giới thiệu của bạn bè.
Tuy nhiên, khi một người bạn hoặc đồng nghiệp thân thiết ra đi, một số người cảm thấy mất mát và cân nhắc "theo chân" họ. Khi chia sẻ với nhà tuyển dụng ở nơi làm mới về lý do này, họ có thể nhận định rằng ứng viên thiếu sự quyết đoán.
Ứng viên này có thể không biết cách tự quản lý tình cảm của mình, dễ bị ảnh hưởng và mất phương hướng chỉ vì một sự việc không quá to tát. Điều này có thể ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của họ.
Bên cạnh đó thì lý do nghỉ công ty cũ vì mâu thuẫn với đồng nghiệp cũng nên tránh. Khi nhắc đến nơi làm việc cũ, bạn luôn nên giữ một thái độ tôn trọng và không phê phán, kể cả khi có những bất đồng hoặc khó khăn trước đó.
Hình minh họa. |
Vậy nên trả lời như thế nào khi được hỏi “Tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ?” ?
Các trang thông tin về tuyển dụng và việc làm khuyên rằng: khi ứng viên đối mặt với câu hỏi: “Tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ?” họ cần phải trả lời một cách tương đối trung thực và khách quan
Dưới đây là một số phản hồi được đề xuất :
"Tôi đang tìm kiếm một môi trường cùng với những cơ hội phát triển mới. Do đó, tôi đã quyết định thay đổi nơi làm việc".
"Tôi đam mê với lĩnh vực này nhưng công ty trước không có vị trí thích hợp cho tôi, nên tôi đã lựa chọn một nơi mới để theo đuổi đam mê của mình".
"Công ty trước dự định di chuyển văn phòng tới một địa điểm xa, gây khó khăn cho việc đi lại của tôi. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn một công ty gần nhà hơn để tập trung tốt hơn vào công việc".
"Tôi cần thời gian để trau dồi bản thân nên đã quyết định nghỉ việc ở công ty cũ để tập trung nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình. Bây giờ tôi đã hoàn thành khóa học, tôi tự tin rằng mình sẽ có thể đảm đương vị trí mà công ty đang cần tìm".
Đòi tăng lương bằng cách…dọa nghỉ việc, nhân viên nhận cái kết đắng: Thua ngay từ khi bắt đầu, chuyên gia khuyên cách làm đúng đắn
Viettel tìm kiếm nhân tài định hình tương lai: Hơn 3.000 hồ sơ, 179 ứng viên xuất sắc
Ông Trump chọn Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ mới sau khi ứng viên gây tranh cãi rút lui