Việc Trung Quốc mở cửa sau 3 năm chống dịch được kỳ vọng sẽ làm bùng nổ nền kinh tế. Tuy nhiên, nước này vẫn đang đối diện với hàng loạt thách thức, nhất là tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ ở mức kỷ lục.
Trung Quốc lần đầu tiên công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên (16 đến 24 tuổi) vào năm 2018. Từ mức 11,2% tháng 1/2018, tỷ lệ này đã tăng lên mức 21,3% trong tháng 6/2023, vượt qua mức kỷ lục 20,8% trong tháng 5.
Giới trẻ Trung Quốc thất nghiệp kỷ lục
Điều này đồng nghĩa với việc có khoảng 7 triệu người trẻ Trung Quốc đang không có việc làm.
Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm 16-24 tuổi chỉ là 7,5%, trong khi con số thất nghiệp của nhóm dưới 25 tuổi tại châu Âu là 13,9%. Tại Ấn Độ, quốc gia có quy mô dân số tương đương Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người trẻ ước tính vào khoảng 17,9% năm 2022, theo Washington Post.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc (16-24 tuổi) đang ở mức kỷ lục. |
Tình hình tại Trung Quốc có dấu hiệu sẽ còn xấu hơn khi có khoảng 12 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp mùa hè năm nay và gia nhập thị trường lao động. Nhiều khả năng tỷ lệ thất nghiệp tại nhóm 16-24 tuổi sẽ tăng lên mức trên 25%, theo CitiGroup Inc.
Trên thực tế, câu chuyện tỷ lệ thất nghiệp cao của giới trẻ Trung Quốc không phải vấn đề mới. Thông thường, tỷ lệ này cao vọt từ đầu năm cho đến tháng 7 khi hàng loạt học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm việc làm.
Nguyên nhân
Tuy nhiên các chuyên gia cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp giới trẻ cao kỷ lục hiện nay, trong đó có sự kết hợp của các yếu tố như sự suy giảm của nền kinh tế và các xu hướng cơ cấu dài hạn.
Tờ Washington Post lý giải, những người trẻ thường tập trung làm việc trong ngành dịch vụ, ví dụ như nhà hàng, bán lẻ. Đây là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, khi Trung Quốc thực hiện các chính sách phong toả chống dịch nghiêm ngặt như phong tỏa và cách ly trên toàn thành phố để hạn chế lây nhiễm Covid.
Năm 2022, nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3%, mức thấp thứ hai trong lịch sử hơn 4 thập kỷ qua.
Bên cạnh đó, việc Bắc Kinh mạnh tay chấn chỉnh nhiều lĩnh vực như công nghệ, dạy thêm, tài chính, bất động sản, giải trí, trò chơi điện tử… thời gian qua cũng khiến doanh nghiệp hay công ty khởi nghiệp buộc phải sa thải lao động.
Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cũng xuất phát từ những thay đổi dân số. Theo đó, có sự bất cân xứng giữa yêu cầu của người lao động và các vị trí công việc sẵn có.
Trung Quốc hiện sở hữu lượng lao động tốt nghiệp đại học nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào từ trước tới nay, nhiều người từ chối làm việc có mức lương thấp, thời gian làm việc dài.
Điều này dẫn đến tình trạng "thừa thầy thiếu thợ". Bằng chứng rõ ràng nhất là nhiều nhà máy vẫn thiếu lao động và không tuyển được người, trong khi nhiều vùng nông thôn cũng thiếu nhân lực nhưng chẳng bạn trẻ nào chịu về quê "làm ruộng".
Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng dự báo nền kinh tế sẽ thiếu hụt 30 triệu công nhân sản xuất vào năm 2025.
Hàng loạt tên tuổi lớn tham gia ủy ban tiêu chuẩn AI của Trung Quốc
Trung Quốc đẩy mạnh đàm phán, sẵn sàng ‘phản đòn’ thuế quan của ông Trump?