Kết phiên 4/5/2022, thanh khoản thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh so với phiên sáng trước đó. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.543 tỷ đồng - giảm 12,3%.
Kết phiên 4/5/2022, VN-Index giảm 18,12 điểm (-1,33%) xuống 1.348,68 điểm; HNX-Index giảm 4,86 điểm (-1,33%) xuống 360,97 điểm; UPCoM-Index giảm 0,29 điểm (-0,28%) xuống 104,02 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên sáng trước đó. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.543 tỷ đồng - giảm 12,3% trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE giảm 12,5% xuống 13.491 tỷ đồng.
Trước đây vài tháng, khoảng thời gian thăng hoa nhất của thị trường chứng khoán chứng kiến thường xuyên các phiên giao dịch thanh khoản tỷ đô. Thậm chí, kỷ lục thanh khoản được thiết lập trong phiên 19/11/2021 khi giá trị giao dịch trên tổng ba sàn ghi nhận 56.337 tỷ đồng (2,45 tỷ USD).
Việc thanh khoản liên tục giảm mạnh có thể xem là diễn biến bình thường sau một chuỗi giảm điểm sâu và hồi kỹ thuật. Nhà đầu tư vẫn đang chịu nhiều "tổn thương" sau mạch giảm liên tục vừa qua, bên bán tiết cung vì nhiều cổ phiếu đã rơi quá nhiều từ đỉnh trong khi bên mua cũng tỏ ra thận trọng và không đuổi theo giá cao.
Mặt khác, dòng tiền từ hoạt động cho vay ký quỹ (margin) đã giảm mạnh sau giai đoạn vừa khi nhiều nhà đầu tư rơi vào trạng thái bị bán giải chấp, càng khiến động lực bên mua trở nên "hụt hơi".
Trong khi đó, tình hình thế giới đang rất biến động và nhiều rủi ro, chứng khoán Mỹ vừa có mức giảm nghìn điểm, xung đột địa chính trị leo tháng và những động thái xung quanh kỳ họp của FED vào đầu tháng 5/2022.
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Nhà sáng lập FinPeace vừa đưa ra góc nhìn về thực trạng này đồng thời dự báo, về mặt kỹ thuật thị trường có thể chứng kiến một đợt test cung ở mức giá thấp trong tháng 5/2022. Nếu như có mức giá vỡ đáy, thị trường sẽ xem xét thực sự lượng cung hàng giá rẻ có đáng sợ như đợt trước không hay.
Ông Tuấn Anh cho rằng, vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 trong tháng 5, nếu cú test cung diễn ra với thanh khoản thấp, đây sẽ là tín hiệu tích cực cho thị trường.
"Đầu tiên, chúng ta phải trải qua đợt test ở vùng đáy gần nhất. Về mức cung ở đáy là vùng giá hơn 1.200 điểm. Tuy nhiên tôi không trông đợi kịch bản đó xảy ra", ông Tuấn Anh nhận định.
Chuyên gia Phố Tài chính: Thị trường chứng khoán sẽ biến động “zic zắc” trong tháng 5 - 6
Về mức định giá thị trường hiện tại, vị này cho rằng chỉ số P/E đang ở mức trung bình, không quá cao hay thấp. Thêm vào đó, P/E chỉ là một chỉ số, nhà đầu tư cần quan tâm nhiều hơn đến xu hướng thị trường bởi nếu chỉ quan tâm đến chỉ số cứng nhắc xuống mức nào là mua thì không thể thành công trên thị trường chứng khoán.
Bình luận về mối tương quan giữa lãi suất và chỉ số P/E, chuyên gia Phạm Lưu Hưng (Mr. X30) - Kinh tế trưởng CTCP Chứng khoán SSI đánh giá, khi lãi suất có xu hướng tăng, chỉ số PE sẽ có xu hướng giảm để phù hợp mức tăng lãi suất.
"Với những cam kết trước đó, tôi cho rằng NHNN sẽ không tăng lãi suất chính sách trong 6 tháng tiếp theo. Tuy nhiên đối với một số ngành có độ rủi ro cao như bất động sản thì lãi suất cho vay bất động sản tăng là chuyện bình thường. Khi mặt bằng chung của lãi suất nhích lên, P/E thị trường tất nhiên sẽ xu hướng giảm. Chúng ta không thể đòi hỏi mức P/E thời điểm lãi suất cao giống như mức lãi suất thấp", chuyên gia SSI đánh giá.
Fed thông báo tăng lãi suất chuẩn lên 50 điểm cơ bản và sẽ bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán vào tháng 6. Đây là lần tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 2000 đối với Fed.
Người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ cũng chia sẻ với những khó khăn mà người dân Mỹ gặp phải trước tình trạng lạm phát leo thang, nhấn mạnh rằng các quan chức Fed buộc phải “mạnh tay” nhằm kiểm soát lạm phát bằng mọi giá.
Giống như dự báo của nhiều người, Fed đã nâng lãi suất quỹ liên bang lên trong khoảng 0,75 - 1% sau khi đạt được sự đồng thuận cao từ các thành viên Uỷ ban Thị trường mở liên bang (FOMC). Cơ quan này cũng cho biết, các đợt tăng lãi suất với mức tăng tương tự rất có thể sẽ được áp dụng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Chủ tịch Jerome Powell chia sẻ với các phóng viên rằng mức tăng 0,75% không phải là phương án mà các quan chức của Fed “chủ động cân nhắc”.