Sức khoẻ

Tết Đoan Ngọ ăn gì để cả năm may mắn?

Khang Nhi (Tổng hợp) 08/06/2024 - 09:41

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Tết Đoan Ngọ năm 2024 rơi vào ngày 10 tháng 6 Dương lịch.

Ngày này có ý nghĩa bài trừ bệnh tật và tiêu diệt dịch bệnh sinh sôi trong thời tiết giao mùa.

Tết Đoan Ngọ ăn gì để cả năm may mắn?
Tết Đoan Ngọ ăn gì để cả năm may mắn?

Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "Tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Đây cũng là ngày sum họp gia đình, con cháu đi làm xa cũng sắp xếp về với gia đình, quây quần bên mâm cơm để ăn mừng. Vì vậy trong ngày tết Đoan Ngọ người ta thường ăn những món ăn có ý nghĩa bài trừ những điều xấu xa, bệnh tật.

Dưới đây là những món ăn không thể thiếu trong dịp tết Đoan Ngọ của nhiều gia đình Việt Nam:

Trái cây

Mọi dịp lễ của người Việt Nam luôn có một mâm quả thật đẹp và tết Đoan Ngọ cũng là dịp để mọi người dâng trái cây ngon nhất mùa lên bàn thờ tổ tiên.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong mâm cỗ cúng “giết sâu bọ” thì không thể thiếu các loại trái cây đầu mùa như vải, mận, chôm chôm,…với mong muốn vụ mùa bội thu, cây trái tươi tốt.

Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp là món ăn phổ biến trong mâm cúng ngày lễ giết sâu bọ ở miền Bắc. Theo dân gian, vào ngày 5/5 âm lịch, rượu nếp sẽ được ăn đầu tiên vào sáng sớm, ngay khi vừa ngủ dậy. Vì người ta tin rằng những thức ăn có vị chua, chát sẽ loại bỏ được vi khuẩn và cơm rượu nếp là lựa chọn hàng đầu.

Cơm rượu nếp là hỗn hợp nếp nguyên hạt đã được đồ thành xôi, sau đó rắc một lớp men rồi ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu.

Bánh gio (bánh ú) chấm mật

Nhiều người cho rằng ăn bánh gio chấm mật mía vào ngày tết Đoan Ngọ thì mọi bệnh tật đều được xua tan, vì vậy mà vào ngày này bánh gio được bán rất nhiều ở khu vực miền Bắc.

Tết Đoan Ngọ ăn gì để cả năm may mắn? - Ảnh 1

Bánh gio là món truyền thống ở miền Bắc vào dịp tết Đoan Ngọ, ở miền Nam gọi là bánh ú nước tro, bánh tro. Bánh có vị ngai ngái nồng nồng của nước tro, thanh mát, màu nâu trong trong, chấm cùng mật mía ngọt ngào, thơm nức, giản dị mà khiến người ăn nhớ mãi. Dịp này, mỗi gia đình đều mua, chế biến loại bánh này để cúng gia tiên, sử dụng trong các bữa ăn.

Bánh gio được làm từ gạo đã ngâm với nước tro (được đốt từ củi các loại cây khô hoặc rơm), gói trong lá chuối rồi đem đi luộc hoặc hấp chín.

Bánh thường có nhân đậu xanh hoặc không dùng nhân. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bánh thường có nhân đậu xanh hoặc không dùng nhân. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bánh thường có nhân đậu xanh hoặc không dùng nhân. Bánh được gói thành các hình dạng khác nhau, có nơi gói thuôn dài, có nơi thì gói thành hình chóp tam giác nhỏ nhắn.

Bánh gio dài chấm mật mía. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bánh gio dài chấm mật mía. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Loại bánh này rất dễ ăn, dễ tiêu, có tác dụng giải nhiệt, thanh đạm, rất thích hợp để thưởng thức vào những ngày nóng bức của tháng 5 âm lịch. Bánh mềm dẻo, vị nhạt, tính mát, chấm với mật mía đem đến sự ngọt ngào, ngon miệng, hấp dẫn.

Tết Đoan Ngọ ăn gì để cả năm may mắn? - Ảnh 2

Bánh khúc

Bánh khúc là đặc sản của người Nùng, được làm từ gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, vừng đen có thể hấp hoặc rán tuỳ sở thích, nhưng hấp dẫn nhất là chao qua chảo mỡ.

Bánh khúc là đặc sản của người Nùng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Bánh khúc là đặc sản của người Nùng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Bởi lúc này, những chiếc bánh nóng có độ phồng, bóng, thơm thơm của mùi lá khúc cùng hương vị của đậu xanh, của hành, mỡ pha chút ngậy của vừng đen.

Xôi, chè

Thường người miền Bắc ăn chè đậu xanh, chè mật gạo nếp, người miền Trung ăn chè kê, chè hạt sen, người miền Nam ăn chè trôi nước.

Chè trôi nước

Chè trôi nước rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam và cũng là món phổ biến trong ngày tết Đoan Ngọ ở miền Nam, được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh, bột được nhồi đến khi mềm dẻo sau đó lấy một lượng vừa đủ vào lòng bàn tay, dàn mỏng ra rồi để vào giữa một viên nhân đậu xanh rồi vo tròn lại. Khi nấu cho thêm ít gừng giúp món chè có hương thơm và vị nồng ấm của gừng, ăn kèm đó là nước cốt dừa.

Chè trôi nước rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Chè trôi nước rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Vị béo và ngọt bùi hoà hợp với nhau cùng với vị cay ấm của gừng trong nước đường và vị thơm nồng của mè, đậu phộng phía trên.

Chè kê

Chè kê của người miền Trung được làm từ hạt kê, một loại ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng cao. Chè có vị ngọt thanh, bùi bùi của đậu xanh và hạt kê dẻo ngon, ăn kèm bánh đa kê sẽ rất ngon.

Nguyên liệu làm chè kê. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Nguyên liệu làm chè kê. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Chè kê là món ăn đặc trưng của người Huế trong ngày tết Đoan Ngọ 5/5, ăn kèm với bánh tráng mè, món này thường người ta không dùng muỗng mà dùng bánh tráng để múc ăn, vị giòn của bánh tráng nhanh chóng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang thoảng của gừng tươi khiến món ngon càng thêm hấp dẫn.

Chè kê là món ăn đặc trưng của người Huế trong ngày tết Đoan Ngọ 5/5. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Chè kê là món ăn đặc trưng của người Huế trong ngày tết Đoan Ngọ 5/5. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Chè kê có tác dụng bổ khí huyết, thanh mát, giải nhiệt rất thích hợp ăn vào thời tiết nắng nóng lúc giữa năm.

Không giống những ngày Tết khác, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) không thể 'thiếu vắng' 2 thứ này

Không giống những ngày Tết khác, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) không thể 'thiếu vắng' 2 thứ này

Theo kinhtedothi.vn
https://kinhtedothi.vn/tet-doan-ngo-an-gi-de-ca-nam-may-man.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tết Đoan Ngọ ăn gì để cả năm may mắn?
    POWERED BY ONECMS & INTECH