Theo phê duyệt trước đó, khu công nghiệp Sông Công II có tổng mức là 1.758 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 đến năm 2020.
UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có văn bản trình HĐND tỉnh về việc cho ý kiến điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Sông Công II, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên có diện tích 250ha.
Theo đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 1.758 tỷ đồng lên 2.347 tỷ đồng (tăng 589 tỷ đồng do tăng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng).
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đề xuất điều chỉnh nguồn vốn đầu tư theo hướng: Vốn ngân sách Nhà nước và vốn huy động từ nguồn vận động nhà đầu tư ứng trước tiền thuê đất do thực tế không phát hành được trái phiếu chính quyền địa phương (200 tỷ đồng) để thực hiện dự án.
Ngoài ra, Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên đã sử dụng nguồn ứng trước tiền thuê đất cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án.
Do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng dẫn đến dự án chậm tiến độ, thời gian thực hiện dự án đã hết, Thái Nguyên đề nghị điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ năm 2017-2020 thành từ năm 2017 đến 2023.
Đến nay, nội dung đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để đảm bảo tính khả thi để triển khai các hạng mục công việc còn lại của dự án, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đề nghị điều chỉnh bổ sung thời gian thực hiện dự án là từ năm 2017-2025 để hoàn thiện và quyết toán dự án.
Được biết, khu công nghiệp Sông Công II Thái Nguyên đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Văn bản số 1107/TTg-KTN ngày 21/8/2006; Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
Theo phê duyệt, tổng mức đầu tư của dự án là 1.758 tỷ đồng; trong đó ngân sách địa phương và vốn huy động từ nguồn vận động nhà đầu tư ứng trước tiền thuê đất giai đoạn l (50ha đầu tiên); ngân sách địa phương dùng để đền bù, giải phóng mặt bằng: 200 tỷ đồng; nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương: 200 tỷ đồng; nguồn vốn vận động trước của 50ha đầu tiên 555 tỷ đồng.
Các giai đoạn tiếp theo của dự án, Thái Nguyên sẽ thực hiện theo phương thức cuốn chiếu, lấy nguồn vốn vận động nhà đầu tư ứng trước của giai đoạn l để triển khai dự án. c
Phó giám đốc Sở Ngoại vụ yêu cầu doanh nghiệp thu tiền chênh ngoài hợp đồng
Ông Nguyễn Huy Dũng được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên