Thanh niên nông thôn mang chiếc mũ của tổ tiên đi thẩm định, chuyên gia kích động hỏi một câu: 'Tổ tiên của anh là ai?'

05-05-2024 22:13|Quỳnh Châu

Chàng thanh niên ngớ người khi biết được chức vụ của tổ tiên và mức giá chiếc mũ khi mang tới chương trình thẩm định.

Năm 2020, trong chương trình "Kiểm định cổ vật" của Đài truyền hình CCTV Trung Quốc, khán giả chú ý với tập phát sóng về một anh chàng đưa chiếc mũ cũ có từ thời xưa của gia đình nhờ chuyên gia thẩm định.

Chàng trai đưa chiếc mũ của cụ nội tới chương trình thẩm định. Ảnh: Sohu

Chàng trai đưa chiếc mũ của cụ nội tới chương trình thẩm định. Ảnh: Sohu

Nhiều khán giả tỏ ra ngạc nhiên, vì trước đây chỉ thấy vật này trên các bộ phim truyền hình cổ trang hoặc các chương trình kinh kịch qua màn ảnh nhỏ. Đây là lần đầu tiên họ được chứng kiến tận mắt.

Được biết, anh chàng được truyền lại chiếc mũ này và đang lưu giữ như kỷ vật. Nhìn bên ngoài nó không có gì đặc biệt. Tuy vậy, suốt một thời gian dài, anh chàng rất trân trọng.

Anh chàng cho hay, mũ này từng thuộc sở hữu của ông sơ mình (tức ông nội của ông nội) để lại cho con cháu. Đến thế hệ của anh, nhiều người không còn nhớ đến nó.

Sau đó, các chuyên gia lặng lẽ lấy một chiếc đèn pin ra soi kỹ viên ngọc phía trên đỉnh mũ. Khoảng 10 phút sau, chuyên gia dừng việc kiểm tra và kích động quay sang hỏi thanh niên: "Dám hỏi tổ tiên của anh là ai?"

Chàng trai trẻ thật thà chia sẻ bản thân cũng không rõ danh tính của tổ tiên, chỉ biết từng là một vị quan thời xưa. Anh dự đoán cụ mình đã giữ một chức vụ nhỏ ở địa phương. Ngay sau khi nghe lời chia sẻ của người đàn ông, các chuyên gia trong trường quay đã truyền tay nhau chiếc mũ để thẩm định. Họ thống nhất rằng phẩm cấp của của vị quan này hoàn toàn có thể xác định thông qua chiếc mũ.

Cuối cùng, các chuyên gia của chương trình cho rằng, đây có thể là mũ của một vị quan lớn trong triều đình. Cho nên, các chi tiết trên mũ sẽ được trang trí rất kỳ công và có giá trị.

Các chuyên gia cho rằng, đây có thể là mũ của một vị quan lớn trong triều đình. Ảnh: Sohu

Các chuyên gia cho rằng, đây có thể là mũ của một vị quan lớn trong triều đình. Ảnh: Sohu

Khi chuyên gia cầm đèn pin chiếu vào viên đá đính trên mũ, dưới ánh đèn, viên đá phát màu sáng xanh lam ấn tượng, trong suốt. Trong khi đó, anh chàng là chủ sở hữu chiếc mũ ít khi để ý đến viên đá do nó chẳng mấy đẹp mắt.

Sau khi thảo luận, chuyên gia nhận định, đây không phải là mũ của vị quan nhỏ mà là mũ dành cho đại thần trong triều đình, ở cấp tam phẩm trở lên. Vì chỉ có chức quan đó mới được gắn những viên đá đẹp lên mũ.

Chiếc mũ mà người thanh niên mang tới chương trình giám định có một viên đỉnh chu màu xanh lam nhạt, cho thấy tổ tiên của anh là một vị quan tam phẩm. Một chức quan cao cấp như vậy rất có khả năng sẽ được nhắc tới trong các ghi chép lịch sử. Giá trị sưu tầm của chiếc mũ quan này lớn hơn rất nhiều so với giá trị vật chất của nó. Ảnh: Sohu

Chiếc mũ mà người thanh niên mang tới chương trình giám định có một viên đỉnh chu màu xanh lam nhạt, cho thấy tổ tiên của anh là một vị quan tam phẩm. Một chức quan cao cấp như vậy rất có khả năng sẽ được nhắc tới trong các ghi chép lịch sử. Giá trị sưu tầm của chiếc mũ quan này lớn hơn rất nhiều so với giá trị vật chất của nó. Ảnh: Sohu

Trong triều đình phong kiến mà đặc biệt là thời nhà Thanh, các quan ở chức vụ khác nhau sẽ có sự khác biệt trong thiết kế mũ. Dưới thời vua Khang Hy, hạng quan tam phẩm thường được đích thân hoàng đế phê duyệt, phân nhà có tới 15 phòng và mức lương bổng lên đến 130 lượng bạc/năm.

Vị chuyên gia cũng cho biết thêm, thời nhà Thanh, thiết kế mũ và lễ phục quan lại đều được làm rất tinh xảo. Mỗi cá nhân có cấp bậc khác nhau sẽ có phần đính đá khác biệt trên mũ. Trong đó, quan nhất phẩm trên mũ có đính đá hồng ngọc, quan nhị phẩm đội mũ gắn ngọc san hô còn quan tam phẩm được cấp mũ có đá Sapphire, chính là loại mũ được mang đến chương trình.

Sau này, khi ngân khố nhà Thanh vơi dần, những viên đá quý đó được thay thế bằng những món đồ rẻ tiền hơn như viên thuỷ tinh hoặc thậm chí bỏ hoàn toàn.

Bức ảnh chụp ông sơ của chàng trai. Ảnh: Sohu

Bức ảnh chụp ông sơ của chàng trai. Ảnh: Sohu

Ngoài chiếc mũ, người đàn ông cũng đem đến chương trình bức ảnh về người cụ của mình. Từ bộ lễ phục, đến chiếc mũ, các chuyên gia càng có cơ sở khẳng định tổ tiên của chàng trai này chính là một vị quan cao cấp trong triều đình.

>> Bí ẩn 1.600 tấn vàng 'chìm sâu' dưới đáy hồ hơn 100 năm vẫn chưa có ai 'trục vớt'

Khám phá lăng tẩm 12ha là nơi an nghỉ của vua trị vì lâu nhất triều Nguyễn, nắm giữ một thứ là Bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia trăm năm tuổi thể hiện chủ quyền của Việt Nam với quần đảo ngoài khơi biển Đông có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất

Ngôi chùa cổ tọa lạc trên đỉnh đồi, từng là 'bảo vật' trấn giữ long mạch các đời vua, chúa Nguyễn

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thanh-nien-nong-thon-mang-chiec-mu-cua-to-tien-di-tham-dinh-chuyen-gia-kich-dong-hoi-mot-cau-to-tien-cua-anh-la-ai-d121936.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thanh niên nông thôn mang chiếc mũ của tổ tiên đi thẩm định, chuyên gia kích động hỏi một câu: 'Tổ tiên của anh là ai?'
POWERED BY ONECMS & INTECH