Thành phố “mang tên Bác” sở hữu tiềm lực kinh tế khủng

02-03-2023 17:26|Việt Tiến

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Việt Nam hiện có 22 sân bay (10 sân bay quốc tế và 12 sân bay nội địa), 34 cảng biển (2 cảng loại đặc biệt, 11 cảng loại 1, 7 cảng loại 2 và 14 cảng loại 3) đang hoạt động. Trong đó, một địa phương duy nhất đang có cả sân bay quốc tế và cảng biển loại đặc biệt.

TP.HCM đang sở hữu sân bay và càng biển lớn nhất cả nước

Theo Cục Hàng không Việt Nam, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tại TP. HCM đang là sân bay lớn nhất cả nước. Cụ thể, sân bay Tân Sơn Nhất đứng đầu cả nước về tổng diện tích khai thác (hơn 1,500 ha) và công suất hàng hóa và số lượng hành khách phục vụ mỗi năm.

Thành phố “mang tên Bác” sở hữu tiềm lực kinh tế khủng

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đang có cảng biển lớn nhất cả nước. Theo UBND TP.HCM, cảng Sài Gòn hiện là cảng biển có diện tích và công suất lớn nhất cả nước. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích khoảng 570.000 m2, đồng thời là hệ thống cảng biển phục vụ cho khu vực thành phố, các vùng lân cận và đồng bằng sông Cửu Long.

Cảng Sài Gòn hiện lọt top 30 cảng container bận rộn nhất thế giới. Theo cập nhật mới nhất bảng xếp hạng 49 cảng container bận rộn nhất thế giới của Hội đồng Vận tải Thế giới (World Shipping Council), cảng Sài Gòn xếp thứ 26 với lưu lượng hàng hóa qua cảng đạt 5,99 triệu teus vào năm 2016 và tăng lên 7,2 triệu teus vào năm 2020.

Thành phố “mang tên Bác” sở hữu tiềm lực kinh tế khủng

Theo Sở Công thương TP.HCM, TP.HCM không chỉ là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước mà còn là thị trường tiêu thụ, cung ứng hàng hóa lớn nhất khu vực phía Nam.

TP.HCM nằm giữa các trục đường bộ Đông - Tây, Bắc - Nam cùng với hệ thống cảng biển và càng hàng không lớn, hầu hết hàng hóa giao thương giữa các tỉnh, thành, hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực phía Nam đều phải thông thương qua TP.HCM.

Theo đó, phát triển ngành logistics sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề phát triển sản xuất, khuyến khích thu hút đầu tư vốn nước ngoài và trong nước.

TP.HCM khai thông “mạch máu” logistics

Ngành logistics được đánh giá là có vài trò rất lớn đối với nền kinh tế TP.HCM. Theo Sở Công Thương TP.HCM, hiện nay cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, với khoảng 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp. Trong số đó, ngành logistics hiện đóng góp khoảng 8,9% trong tổng GRDP của TP.HCM và có tới 54% doanh nghiệp logistics có trụ sở tại TP.HCM.

Nhờ vào việc tận dụng sân bay và cảng biển lớn nhất cả nước để phát triển kinh tế, trong nhiều năm qua, TP.HCM luôn là địa phương có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước.

Hoạt động logistics của TP.HCM phục vụ cho thị trường của một siêu đô thị với những lợi thế nằm giữa các trục đường bộ Đông-Tây, Bắc-Nam, cùng với hệ thống hải cảng lớn (Cát Lái, Hiệp Phước, Bến Nghé, Tân Thuận...) có thể vận chuyển đa phương thức.

Thành phố “mang tên Bác” sở hữu tiềm lực kinh tế khủng

Trong khi đó, một số địa phương như Bình Phước, Tây Ninh, Long An... sẽ gặp khó khăn nhất định trong việc tiếp cận với thương mại toàn cầu đối với xuất khẩu các mặt hàng nông sản và nhập khẩu máy móc, trang thiết bị thông qua giao thông vận tải biển nếu không liên kết với TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Liên kết vùng thúc đẩy phát triển các chính sách liên kết, kéo theo đó là các chính sách cho phát triển logistics đồng bộ và hợp lý; tăng cường cầu logistics nhờ liên tục mở rộng đối tác tiềm năng, phân bổ cơ sở hạ tầng logistics giữa các địa phương thành một hệ thống đồng bộ... Hay nói cách khác, liên kết vùng ngoài giải quyết trở lực lớn nhất của địa phương và vùng về hạ tầng giao thông còn hỗ trợ chính sách, nguồn lực, cầu logistics và nhân lực.

Hiện nay, TP.HCM đang hướng tới cung cấp dịch vụ giá trị cao trong chuỗi dịch vụ logistics xuất khẩu và phân phối nội địa.

Còn các tỉnh thành lân cận hướng tới trở thành trung tâm logistics vệ tinh - nơi tập trung dịch vụ logistics cơ bản phục vụ cho hàng hóa được sản xuất tại địa phương trước khi xuất khẩu qua cụm cảng khu vực TP.HCM.

Lợi thế trở thành trung tâm tài chính quốc tế đầu tiên của Việt Nam

Việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp Việt Nam thu hút được nhiều nguồn cung - cầu về sản phẩm tài chính phục vụ phát triển thương mại, đầu tư vào kinh doanh, tổ chức kinh tế hàng đầu trong nước và quốc tế. Từ đó, nền kinh tế được tạo đòn bẩy để tăng trưởng hơn nữa.

Việt Nam đang ở múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế đặc biệt trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch từ các trung tâm này. Do đó, TP.HCM đang sở hữu lợi thế tự nhiên sẵn có để phát triển các trung tâm tài chính quốc tế.

Thành phố “mang tên Bác” sở hữu tiềm lực kinh tế khủng

TP.HCM không chỉ nằm ở múi giờ khác biệt mà còn nằm ở vị trí chỉ cách khoảng 3 giờ bay với các nền kinh tế năng động của châu Á như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines.

Trong nhiều năm, thành phố đã thu hút hơn 33% số dự án FDI của cả nước, chiếm một lượng lớn đầu tư gián tiếp qua kênh M&A, các quỹ đầu tư mạo hiểm và kiều hối. Ngoài ra, mật độ tập trung của các định chế tài chính trên địa bàn TP.HCM hiện vào loại cao nhất cả nước.

Năng suất lao động của TP.HCM gấp 2,7 lần năng suất lao động cả nước, cùng với lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng được đào tạo và làm việc trong các lĩnh vực tài chính và liên quan như kế toán, kiểm toán, trọng tài, luật sư… Các yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Thành phố đông dân nhất Việt Nam sẽ đổi tên loạt tuyến Quốc lộ thành tên Cựu lãnh đạo Đảng & Nhà nước?

Giá vàng hôm nay 26/4/2024 quay đầu tăng, lực mua vào mạnh

Chiến lược 3K của Chứng khoán HSC: Không cho vay công ty bị làm giá, không zero-free, không tăng vốn

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thanh-pho-mang-ten-bac-so-huu-tiem-luc-kinh-te-khung-171843.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thành phố “mang tên Bác” sở hữu tiềm lực kinh tế khủng
POWERED BY ONECMS & INTECH