Năm 2023, thành phố này đã lập một kỷ lục đặc biệt.
Thành phố Sầm Sơn (trực thuộc tỉnh Thanh Hóa) là thành phố có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, với diện tích 44,94km2. Đây là thành phố ven biển và được nâng cấp lên đô thị loại III vào tháng 4/2017.
Thành phố Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá khoảng 16 km; phía Bắc giáp huyện Hoàng Hoá (ranh giới là sông Mã); phía Nam và phía Tây giáp huyện Quảng Xương (cách sông Đơ); phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Thành phố biển Sầm Sơn |
>> Lộ diện những thị xã sẽ 'cất cánh' lên thành phố trực thuộc tỉnh
Để hướng đến hiện thực hóa định hướng phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch quốc gia theo Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời góp phần quan trọng cùng ngành du lịch của tỉnh hoàn thành thắng lợi mục tiêu đón được 13,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 32.387 tỷ đồng trong năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đề nghị Thành phố Sầm Sơn tăng cường hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là quản lý giá cả, quản lý kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xe điện...; quyết tâm xây dựng môi trường du lịch văn minh hơn, an toàn hơn
Trong các ngành kinh tế, du lịch chính là điểm sáng của kinh tế Sầm Sơn. Năm 2023, Sầm Sơn đã đón lượng khách kỷ lục, gần 8 triệu lượt trong năm 2023, bằng 112,8% so với cùng kỳ và 109,7% kế hoạch – được đánh giá là một trong những đơn vị đón lượt khách du lịch đông nhất cả nước; phục vụ hơn 15 triệu ngày khách, bằng 105,7% so với cùng kỳ và 101,8% so với kế hoạch.
Tổng doanh thu từ khách du lịch ước đạt gần 14,3 nghìn tỷ đồng đạt 102,9% so với cùng kỳ và 100,6% so với kế hoạch.
Những con số hết sức ấn tượng trong năm 2023, đã khiến Sầm Sơn tiếp tục được lọt vào danh sách những điểm đến nổi bật mới của Việt Nam, thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của du khách trong nước và quốc tế.
Với hệ thống cơ sở lưu trú tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách. Thành phố có 710 cơ sở lưu trú với hơn 25.000 phòng khách, trong đó trên 100 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 6.955 phòng; 50 nhà hàng ăn uống có sức chứa từ 300 người trở lên và trên 250 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại khác, công suất sử dụng phòng nghỉ năm sau cao hơn năm trước...
Cùng với đó, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố của lễ hội, Sầm Sơn đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức sự kiện xây dựng Kế hoạch tổ chức các chương trình, chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội, thể thao được tổ chức trên địa bàn, như: Chương trình nghệ thuật thuộc khuôn khổ lễ kỷ niệm 60 năm thành lập đô thị Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2023; lễ hội Tình yêu - hòn Trống Mái...
Đồng thời, thành phố đã đưa nhiều sản phẩm du lịch, như: Khu quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP. Sầm Sơn; tuyến phố đi bộ kết hợp với kinh doanh mua sắm hàng lưu niệm, giải khát, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại tuyến đường Thanh Niên. Đặc biệt, sau Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn với chuỗi các hoạt động hấp dẫn, như: Giải bóng bàn, cầu lông, tennis và gofl, Giải vật Quốc gia, tổ chức ngày Olympic trẻ em và phát động toàn dân học môn bơi phòng chống đuối nước,... đã thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia.
Tại hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2023, thành phố đã đặt mục tiêu năm 2024 phấn đấu đón 8,5 triệu lượt khách; phục vụ 16,5 triệu ngày khách, doanh thu du lịch ước đạt hơn 15,7 nghìn tỷ đồng.
.>> Thành phố sân bay đầu tiên của Việt Nam được quy hoạch thế nào?
Thành phố sân bay đầu tiên của Việt Nam được quy hoạch thế nào?
Lộ diện những thị xã sẽ 'cất cánh' lên thành phố trực thuộc tỉnh