Thế lực đứng sau HĐQT mới của Eximbank: Nhiều cái tên âm vốn hơn 300 tỷ đồng

15-02-2022 17:14|Lam Hồng - Hoàng Tú

Cuối cùng, sau nhiều năm liền không thể thực hiện thành công ĐHĐCĐ vì “nội chiến”, ngày 15/2/2022 đã đánh dấu cột mốc mới của Eximbank với HĐQT mới. Đáng chú ý, thế lực đứng đằng sau những cái tên quyền lực này ghi nhận không ít cái tên lỗ triền miên, âm vốn hơn 300 tỷ đồng.

Có HĐQT mới sau “nội chiến” kéo dài

“Nội chiến” tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những điểm nổi bật của ngành ngân hàng vài năm qua. Chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank liên tục thay đổi đã cho thấy các nhóm cổ đông không hoà thuận với nhau.

Kết quả là nhiều năm qua, rất nhiều cuộc họp ĐHĐCĐ của Eximbank đã không thực hiện thành công. Rất may, ĐHĐCĐ thường niên 2021 diễn ra trong ngày 15/2/2022 đã không đi vào “vết xe đổ” đó.

Tại đại hội, ông Yasuhiro Saito, Chủ tịch Eximbank cho biết không còn là đại diện của SMBC từ năm 2019 và đã ở TP. HCM được 12 năm.

eximbank(2).jpg
Eximbank đã tìm ra được HĐQT mới sau "nội chiến" kéo dài.

Đại hội kết thúc sau 6 tiếng làm việc với điểm nhấn là kết quả bầu cử nhân sự mới. ‘’Tôi tin rằng HĐQT đã có quyết định đúng đắn trong việc thay đổi nhân sự’’, ông Yasuhiro Saito cho biết.

Theo đó, cả 7 thành viên đề cử đều vào HQĐT.

Cụ thể, à Lê Hồng Anh: 1,108 tỷ cổ phiếu tán thành, chiếm 92,9 %

Ông Đào Phong Trúc Đại: 950 triệu cổ phiếu tán thành, chiếm 81,69% (TV HĐQT độc lập)

Ông Võ Quang Hiển: 2,5 tỷ cổ phiếu tán thành, chiếm 218%

Ông Nguyễn Hiếu: 1,391 tỷ cổ phiếu tán thành, chiếm 119%

Ông Nguyễn Thanh Hùng: hơn 175 triệu cổ phiếu tán thành , chiếm 61,5%

Bà Đỗ Hà Phương: 713 triệu cổ phiếu tán thành, chiếm 61,32%.

Bà Lương Thị Cẩm Tú: 722 triệu cổ phiếu tán thành, chiếm 62,15%.

Vào tháng 3/2019, Bà Lương Thị Cẩm Tú trở thành Chủ tịch HĐQT Eximbank. 5 ngày sau đó, bà buộc phải rời “ghế nóng”. Tới tháng 5/2019, bà Tú lại được bầu làm Chủ tịch Eximbank. Tới cuối tháng 5/20219, người ngồi “ghế nóng” là ông Cao Xuân Ninh.

Bà Lương Thị Cẩm Tú là thành viên HĐQT Eximbank đương nhiệm duy nhất nằm trong danh sách này. Hiện Bà Tú cũng không kiêm nhiệm chức vụ tại các tổ chức khác nên cơ hội trở thành chủ tịch là cao hơn so với các ứng viên khác.

Có thể thấy, các nhóm cổ đông lớn tại Eximbank đã lộ diện. Và đáng chú ý hơn, thế lực đứng đằng sau, không phải đơn vị nào cũng mạnh, có không ít cái tên thê thảm đến mức lỗ triền miên và âm vốn chủ sở hữu.

Phía sau ông Nguyễn Thành Hùng: Công ty âm vốn 300 tỷ đồng

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Bamboo Capital. Ông Hùng được đề cử bởi nhóm cổ đông bao gồm ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lê Thị Mai Loan, CTCP Thắng Phương, CTCP Đầu tư và Dịch vụ Helios.

exim-nguyen-thanh-hung.png
Ông Nguyễn Thanh Hùng nhận được sự ủng hộ của công ty âm vốn chủ sở hữu 300 tỷ đồng.

Công ty Thắng Phương có địa chỉ tại tầng 19, Khu Văn Phòng Tòa Nhà Indochina, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ngành nghề chính là hoạt động dịch vụ sau thu hoạch: sơ chế, phơi, sấy nông sản. công ty do bà Huỳnh Thị Kim Tuyến (sinh năm 1966) là người đại diện.

Công ty Thắng Phương hoạt động từ năm 2006 nhưng lại có bức tranh tài chính vô cùng bết bát. Trong giai đoạn 5 năm gần đây (2016-2020), công ty liên tục thua lỗ và ghi nhận khoản âm vốn chủ sở hữu lên đến hơn 300 tỷ đồng.

Cụ thể, 5 năm qua, doanh thu của công ty khá thấp, chỉ đạt 45,8 tỷ đồng, 35,1 tỷ đồng, 8,7 tỷ đồng, 13,1 tỷ đồng và 78,2 tỷ đồng.

Năm 2018, công ty gây sốc khi thua lỗ tới 320 tỷ đồng dù năm trước đó, công ty lãi 8 tỷ đồng và chỉ lỗ 17,9 tỷ đồng năm 2016. Bước sang 2019 và 2020, lỗ thêm 17,6 tỷ đồng và 6,7 tỷ đồng.

Vì khoản thua lỗ khổng lồ nên năm 2018, Thắng Phương đã âm vốn chủ sở hữu lên đến 280 tỷ đồng. Kết thúc năm 2020, khoản âm vốn chủ sở hữu tăng lên 304 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư và Dịch vụ Helios khá khẩm hơn, chỉ lỗ duy nhất trong năm 2016 (lỗ 594 triệu đồng). Tuy nhiên, Helios lại gây chú ý vì nợ quá lớn. Tại thời điểm cuối năm 2020, Helios có vốn chủ sở hữu 701 tỷ đồng nhưng lại ghi nhận Nợ phải trả lên đến 3.731 tỷ đồng, cao gấp 5,3 lần vốn, chiếm 84,2% tổng tài sản. Có thể thấy tài sản của Helios chủ yếu nằm ở nợ.

Phía sau bà Đỗ Hà Phương: Công ty âm vốn 360 tỷ đồng

Bà Đỗ Hà Phương (SN 1984), đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Công ty TNHH VNInvest Partners, được đề cử bởi 7 cá nhân và 4 tổ chức, bao gồm: CTCP Rồng Ngọc, CTCP Hoàng Gia ĐL, CTCP Hoàn Vũ Sài Gòn, Công ty TNHH M8.

CTCP Rồng Ngọc có ngành nghề chính là Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất. Người đại diện là Trần Ngọc Nhật.

Công ty có quy mô không tồi nếu xét về vốn chủ sở hữu. Năm 2018, công ty tăng vốn gấp rưỡi từ 500 tỷ đồng lên 849 tỷ đồng. Thế nhưng, doanh thu và lợi nhuận lợi rất bết bát.

Trong giai đoạn 4 năm gần đây (2017-2020), doanh thu của công ty lần lượt đạt 3,6 tỷ đồng, 28 tỷ đồng, 10,9 tỷ đồng và 11,1 tỷ đồng.

Doanh thu thấp nên năm 2017 và 2018, công ty lỗ 107 triệu đồng, 607 triệu đồng. Năm 2019 và 2020, công ty lãi 7,5 tỷ đồng và 5,8 tỷ đồng.

CTCP Hoàng Gia ĐL có người đại diện là Nguyễn Hoàng Vũ. Hoạt động từ năm 1991 với ngành nghề chính là Dịch vụ lưu trú ngắn ngày nhưng công ty lại gây sốc với những khoản thua lỗ khổng lồ.

Trong giai đoạn 5 năm (2016-2020), 2017 là năm duy nhất công ty có lãi với khoản lợi nhuận 10,9 tỷ đồng. Các năm còn lại, công ty đều thua lỗ, lỗ 9,7 tỷ đồng (năm 2016), lỗ 90,9 tỷ đồng (năm 2018), lỗ 135 tỷ đồng (năm 2019) và lỗ 176 tỷ đồng (năm 2020).

Vì vậy, tại thời điểm cuối năm 2020, công ty Hoàng Gia ĐL âm 360 tỷ đồng vốn chủ sở hữu.

CTCP Hoàn Vũ Sài Gòn cũng do ông Trần Ngọc Nhật là đại diện pháp luật. Tại thời điểm cuối năm 2020, công ty có vốn chủ sở hữu 435 tỷ đồng nhưng trong giai đoạn 5 năm gần đây (2016-2020), công ty có tới 3 năm thua lỗ, lỗ 56,5 tỷ đồng (năm 2016), lỗ 25,4 tỷ đồng (năm 2018) và lỗ 7,6 tỷ đồng (năm 2020).

Công ty TNHH M8 lại rất “hạt tiêu”. Năm 2018, vốn chủ sở hữu của công ty âm 132 triệu đồng.

Phía sau ông Nguyễn Hiếu: Tập đoàn Thành Công lợi nhuận lao dốc

Ông Nguyễn Hiếu, thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán Rồng Việt được nhóm cổ đông Lafelle Limited, Education Management Holdings Limited và ông Trần Công Cận đề cử. Ngoài ra, ông Hiếu còn nhận được đề cử của bà Ngô Thu Thuý, Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc.

Các doanh nghiệp đằng sau ông Nguyễn Hiếu có bức tranh tài chính ổn hơn những đơn vị kể trên. Tuy nhiên, Âu Lạc lại chứng kiến lợi nhuận và tổng tài sản giảm rất sâu. Tại thời điểm cuối năm 2020, tổng tài sản của Âu Lạc giảm 815 tỷ đồng, tương đương 38,4% so với cuối năm 2016. Lợi nhuận năm 2020 chỉ đạt 41,5 tỷ đồng, giảm 66,5 tỷ đồng, tương đương 61,57% so với năm 2016.

Nhóm cổ đông liên quan tới Tập đoàn Thành Công đề cử hai ứng viên, là bà Lê Hồng Anh và ông Đào Phong Trúc Đại.

Bà Lê Hồng Anh được giới thiệu là Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính kế toán của CTCP Tập đoàn Thành Công, Chủ tịch HĐQT CTCP Thành Công Phạm Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH TCG Land.

Ông Đào Phong Phúc Đại là Tổng giám đốc CTCP Đầu tư PV-Inconess, được đề cử bởi CTCP Tập đoàn Thành Công, Mr Exim Investments và bà Nguyễn Hồng Ngọc.

Nhóm Tập đoàn Thành Công có sức khoẻ tài chính ổn nhất. Tuy nhiên, Tập đoàn Thành Công sau khi “lao dốc” vẫn chưa về được thời kỳ đỉnh cao. Năm 2020, lợi nhuận Tập đoàn Thành Công đạt 553 tỷ đồng, giảm 1.341 tỷ đồng, tương đương 70,8% so với “đỉnh” năm 2017.

Ông Đào Phong Phúc Đại là Tổng giám đốc CTCP Đầu tư PV-Inconess, một công ty có chuỗi ngày thua lỗ dài dằng dặc. Trong giai đoạn 5 năm gần đây, công ty lỗ 13,4 tỷ đồng, lỗ 13,7 tỷ đồng, 19,1 tỷ đồng, 18,5 tỷ đồng và 13,9 tỷ đồng. Sang năm 2021, công ty lỗ thêm 15,1 tỷ đồng khiến công ty gánh lỗ luỹ kế gần 159 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2021.

Danh sách ứng viên được bầu vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ mới còn có ông Võ Quang Hiển, Giám đốc điều hành Bộ phận Tài trợ thương mại toàn cầu, Ngân hàng Sumitomo Mitsui Chi nhánh Singapore.

Bà Lương Thị Cẩm Tú: Người cũ NamA Bank

Trong những cái tên kể trên, bà Lương Thị Cẩm Tú được coi là “sáng” nhất cho chiếc ghế Chủ tịch Eximbank. Bên cạnh việc tự đề cử, bà Tú còn nhận được sự ủng hộ của CTCP Chứng khoán Bảo Minh (BMS) và 5 cổ đông cá nhân khác.

BMS chỉ là “bé hạt tiêu” trong làng chứng khoán. Năm 2021, công ty không có trong Top 10 về môi giới ở cả Hose và HNX.

Ngoài BMS, còn một cái tên nữa gắn liền với bà Tú. Đó là Ngân hàng TMCP Nam Á (NamA Bank).

exim-luong-thi-cam-tu(3).jpg

Gần 11% vốn Eximbank (EIB) được giao dịch thỏa thuận

160 triệu cổ phiếu Eximbank được sang tay thỏa thuận từ đầu tháng 12

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/the-luc-dung-sau-hdqt-moi-cua-eximbank-nhieu-cai-ten-am-von-hon-300-ty-dong-131893.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thế lực đứng sau HĐQT mới của Eximbank: Nhiều cái tên âm vốn hơn 300 tỷ đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH