Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên vào tháng 5/2022, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (Mã chứng khoán: HPG) đã chia sẻ ngành thép đang không thuận lợi.
Tập đoàn Hòa Phát (Mã chứng khoán: HPG) đã công bố tình hình kinh doanh quý II/2022 và lũy kế 6 tháng đầu năm.
Tính riêng quý II/2022, HPG ghi nhận sản lượng bán hàng phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng đạt 1,8 triệu tấn, trong đó có gần 380.000 tấn thép xây dựng xuất khẩu. Tiêu thụ ống thép, tôn mạ lần lượt đạt 159.000 và 75.000 tấn. Hòa Phát tiếp tục duy trì vị thế thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng (36,2%) và ống thép (28,8%).
Theo đó, doanh thu quý II/2022 đạt 37.714 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 4.023 tỷ đồng, giảm 59% so với quý I/2021, đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong 7 quý gần đây.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, HPG ghi nhận doanh thu bán niên 2022 đạt 82.118 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế giảm 27% về mức 12.229 tỷ đồng.
Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên vào tháng 5/2022, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát đã chia sẻ ngành thép đang không thuận lợi.
Nguyên nhân được ông Long chỉ ra là giá nguyên vật liệu tăng mạnh do xung đột Nga - Ukraine làm giá than luyện tăng 100 - 200 USD/tấn. Giá than cốc lại liên tục tăng nóng trong thời gian qua và hiện vẫn đang neo tại vùng đỉnh lịch sử.
Thêm nữa, căng thẳng địa chính trị giữa Nga - Ukraine cũng tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy chi phí logistics tăng cao. Điều này gây áp lực không nhỏ lên biên lợi nhuận của các DN ngành thép. Một nguyên nhân nữa khiến ông Long thận trọng với triển vọng ngành thép là việc Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách "Zero Covid" khiến cho nhu cầu thép giảm tại thị trường giảm này. Trung Quốc hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hòa Phát.
Hòa Phát (HPG) nắm dần lợi thế trong cuộc cạnh tranh với thép Trung Quốc
BSC Research: 'Quả đấm thép' 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát (HPG) không cần lo đầu ra vào năm 2025