Thị trường chứng khoán sẽ ra sao khi nhóm penny tạm thời "sụp đổ"?

28-09-2021 11:23|Đức Bình

Thị trường phiên 27/9/2021 giảm tương đối sâu và đánh thủng vùng sideway (mức hỗ trợ trong 3 tuần vừa qua 1.330 điểm) gây ra nhiều tâm lý tiêu cực cho nhà đầu tư.

Theo quan sát, sức ép bán mạnh về cuối phiên 27/9 chủ yếu dồn lên các ngành và những cổ phiếu đã có mức tăng cao trong thời gian qua. VN-Index giảm nhiều hơn VN30 cho thấy các cổ phiếu gây sức ép đến chỉ số chung lớn hơn các bluechip ở thời điểm này. Trái ngược với những phiên sôi động của các cp đầu cơ cách đây 2 tuần trước (có những phiên trên 80 mã vừa và nhỏ tăng trần), thì hiện tại dòng tiền thoát ra quyết liệt trong vài phiên gần đây, khiến nhóm penny, midcap giảm sàn la liệt. Đặc trưng của nhóm đầu cơ vừa và nhỏ là tiền vào và ra rất nhanh, chợt đến chợt đi, tuy vốn hoá nhỏ nhưng với số lượng đông đảo tác động lên chỉ số chung là không hề nhỏ. Chính vì vậy ta mới thấy VN-Index giảm nhiều hơn VN30.

Những cỏ phiếu có mức tăng cao tính từ đầu năm là các cổ phiếu bị bán mạnh trong phiên ATC. Khi chỉ số không vượt được kháng cự một cách thuyết phục thì lựa chọn bán ra giữa bối cảnh thị trường có nhiều thông tin trái chiều là cách để bảo toàn danh mục. Thép, chứng khoán, hoá chất, cảng biển, và một số cổ phiếu hưởng lợi từ COVID-19 như bán lẻ chuỗi,…. bị xả mạnh nhất trong phiên hôm nay cho thấy sức cầu đối với các cổ phiếu này không đủ lớn để tiếp tục tạo sóng vượt lên qua khỏi vùng dao động 2 tuần. Vậy xác suất lớn là trong 2 tuần qua, diễn biến dao động nghiêng về hoạt động chốt lời, phân phối, giống như các cổ phiếu ngân hàng hồi đầu tháng 7. 

Giới phân tích cho rằng, thời gian điều chỉnh của nhóm cổ phiếu này khoảng 2 - 3 tuần vì 2 lý do: Đây đều là các cổ phiếu có kết quả kinh doanh dự báo tích cực nhất thị trường cho nên mức độ điều chỉnh không làm gãy xu hướng dài hạn, thông thường mức điều chỉnh 13% - 15% tính từ đỉnh sẽ kích cầu vào đỡ; các cổ phiếu này có thanh khoản vừa phải, không quá lớn như ngân hàng nên nguồn cung được kiểm soát dễ dàng hơn. Khi mức độ điều chỉnh đủ hấp dẫn thì dòng tiền dễ vào cân bằng nhanh gọn mà không tốn quá nhiều sức lực. Vậy nên, thời gian tới nhóm cổ phiếu này chủ đạo là điều chỉnh kết hợp rũ bỏ người nắm giữ trong thời gian vừa qua. Khi nào khối lượng giao dịch dần cạn kiệt thì lúc đó cho vùng giá tích luỹ gom lại phù hợp.

Nhóm cổ phiếu bất đọng saen cũng có diễn biến tương tự khi những mã tăng cao vừa qua lực chốt dứt khoát hơn như DIG, NTL, HDG, NLG. Còn những cổ phiếu đã giảm từ trước thì mất điểm không nhiều như VHM, NVL, VIC. Điều tích cực là những ông lớn đủ sức gây biến động mạnh đến thị trường này lại đang cân bằng, cho nên nhóm bất động sản cũng sẽ không gây áp lực lớn trong các phiên tới trừ khi vĩ mô có diễn biến gì xấu. 

Các cổ phiếu gây mất điểm nhiều nhất đứng đầu là MSN, tiếp theo là GVR,… Trong số các mã ngân hàng thuộc rổ VN30, có 6 mã có mức giảm ít hơn VN-Index hoặc giữ tham chiếu, 4 cổ phiếu giảm nhiều hơn VN-Index một chút, đặc biệt nhịp giảm phiên 27/9 không “nổ vol”, tức thanh khoản vẫn ở vùng rất thấp cho thấy người bán gần như cũng không cố bán vùng này nữa rồi. MSN thì có mức tăng mạnh điều chỉnh là điều không ngạc nhiên. Vì thế, diễn biến của các cổ phiếu ngân hàng phiên hôm nay có thể coi là bài kiểm tra sức khoẻ vùng giá này đạt sự ổn định. 

Chúng ta đều biết, cổ phiếu dòng bank chiếm tỷ trọng vốn hoá lớn nhất thị trường. Nếu bank giữ vững vùng đáy thì không sợ chỉ số rớt sâu. Nhóm penny, midcap đặc tính tiền vào nhanh ra nhanh, nên mức giảm mạnh tính đến phiên nay đã là 3 - 4 phiên nên khả năng sẽ không gây áp lực quá nhiều vào các phiên tới. 

Nhiều nhà đầu tư đang lo ngại tin tức GDP tăng trưởng âm quý III, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kém khả quan gây lo ngại xấu đến thị trường. Như em phân tích phía trên, việc tác động vĩ mô xấu không có gì phải bàn, chính vì vậy chỉ số đã giảm 100 điểm kể từ vùng đỉnh cho tới lúc này, tức là giá đã phản ánh điều đó. 

Nhiều nhóm ngành dự báo kết quả kinh doanh rất tốt như Thép, chứng khoán, cảng biển,….đều bị chốt mạnh trong phiên hôm nay, cho thấy cung cầu phụ thuộc vào vùng giá chứ không phải yếu tố kết quả kinh doanh gây áp lực lúc này. Vùng giá cao, bên bán nhiều hơn bên mua dẫn tới giá giảm. Và ngược lại, nhiều doanh nghiệp dự báo kết quả kinh doanh rất xấu như PNJ ước tính lỗ, VJC sụt giảm tăng trưởng nghiêm trọng nhưng giá cổ phiếu vẫn rất “cứng” khi thị trường đỏ lửa cho thấy tin tức lúc này đã được phản ánh vào tâm lý của riêng những cổ phiếu  đó rồi, và giá đủ rẻ thì tin tức có xấu thì người nắm giữ cũng bình chân như vại. Kết quả kinh doanh chỉ có tính hỗ trợ cho xu hướng chứ không quyết định dòng tiền ở các thời điểm. Cho nên không phải cứ kết quả kinh doanh tốt là sẽ tăng mãi, và ngược lại cứ xấu là sẽ giảm mãi. 

Với đánh giá từng nhóm ngành cơ bản và nhiều cổ phiếu có ảnh hưởng tới VN-Index như trên, khả năng chỉ số VN-Index sẽ giữ vững được vùng 1.300 điểm.  Có chăng, sự rung lắc +/- quanh mốc này mà thôi.

Nhìn lại các cổ phiếu tăng nhờ được lợi từ giá các hàng hoá, dịch vụ cơ bản tăng cao trong năm 2021 khi đại dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng như nhóm Hoá chất (DGC, CSV, DPM, DCM,..) do photpho và giá phân bón tăng mạnh; nhóm cảng biển ( GMD, HAH, VSC, PVT,…) hưởng lợi do cước vận tải tăng cao và sự thiếu hụt container rỗng, (HSG, NKG,..) hưởng lợi xuất khẩu khi giá thép tăng cao do thiếu hụt nguồn cung kèm theo nhu cầu khôi phục xây dựng lớn ở các thị trường phát triển ; (TDN, THT, NBC, ..) các cổ phiếu ngành than tăng phi mã nhờ yếu tố tâm lý giá than tăng mạnh từ đầu năm đến nay.

Với nhóm cổ phiếu ngành dầu khí, có nhiều lý do để tăng và vùng giá an toàn cho điểm mua mới sau một thời gian dài tích luỹ.

Nhận định chứng khoán 22/11: Nhiều CTCK đồng thuận VN-Index lên 1.240 điểm

Nhận định chứng khoán 21/11: VN-Index tiếp đà hồi phục trong phiên đáo hạn phái sinh

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-chung-khoan-se-ra-sao-khi-nhom-penny-tam-thoi-sup-do-127970.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thị trường chứng khoán sẽ ra sao khi nhóm penny tạm thời "sụp đổ"?
    POWERED BY ONECMS & INTECH