Nhóm cổ phiếu ngân hàng - bất động sản đã không còn giữ được vai trò lực đỡ cho thị trường trong tuần giao dịch từ 5 - 9/12/2022 khi đồng loạt giảm điểm. Đáng chú ý, khối ngoại vẫn chưa ngừng bơm tiền vào thị trường.
Kết tuần giao dịch từ ngày 5 – 9/12/2022, cùng với sắc đỏ của thị trường chứng khoán toàn cầu, VN-Index giảm 2,61% qua đó đóng cửa ở 1.051,81 điểm qua đó chấm dứt chuỗi 3 tuần hồi phục trước đó. Đi ngược xu hướng HNX-Index tăng nhẹ 0,48% trong tuần.
Trong xu hướng điều chỉnh trở lại của thị trường, thanh khoản giảm nhẹ. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân tuần (5 – 9/12) đạt 17.866 tỷ đồng/phiên - giảm 2,51% so với tuần trước. Riêng trên sàn HOSE, thanh khoản khớp lệnh giảm 4,97% xuống còn 15.590 tỷ đồng.
Diễn biến các chỉ số ngành phiên 9/12 (Nguồn Vietstock)
Trong tuần, nhóm cổ phiếu trụ cột là ngân hàng đa số giảm với VCB (-9,1%), BID (-4,9%), TCB (-3,5%), VPB (-2,3%), ACB (-1,9%), SHB (-5,4%), MBB (-3,2%), MSB (-3,6%) nhưng cổ phiếu LPB (+12,7%), STB (+7,4%) và EIB tăng hơn 3,7% và HDB, OCB nhích nhẹ.
Các cổ phiếu bất động lùi bước với NVL (-30%), HPX (-22,9%), VHM (-5,4%), EVG (-11,7%), QCG (-13,3%), NBB (-13,8%), TCD (-10,5%), NTL (-13,6%),…
Trong khi đó, ngành con chứng khoán phục hồi khá tốt với SSI (+4,1%), VCI (+5,8%), VND (+11,5%), FTS (+11,6%), CTS (+18,8%), APG (+4,8%), ORS (+4%) dù VDS (-9,3%), TVB (-7,8%), BSI (-4,7%), AGR (-3,2%), VIX giảm nhẹ hơn 1%.
Nhóm cổ phiếu liên quan đến du lịch như vận tải, hàng không và giải trí có tuần tăng khá với VJC (+4,1%), HVN (+10,3%), VTD (+3,2%), GTT (+14,3%), VNS (+3,1%), VTR (+2,4%),...
Khối ngoại có tuần mua ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị mua tuần này là 4.192 tỷ đồng: Lực mua tập trung chủ yếu vào HPG, STB và CTG. Một số nhóm ngành dẫn dắt đà tăng điểm trong tuần qua như vật liệu cơ bản, dịch vụ tiêu dùng và các dịch vụ hạ tầng với mức tăng lần lượt 1,27%, 2,28%, 1,06%.
Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 3.108 tỷ đồng trên HOSE: Dòng tiền cá nhân rút ròng 18/18 nhóm ngành, tính riêng khớp lệnh, giá trị xả ròng là 3.974 tỷ đồng.
Theo thống kê từ Fiintrade, tính riêng kênh khớp lệnh thì cán cân giao dịch nghiêng hoàn toàn về bên bán với toàn bộ 18 nhóm ngành bị bán ròng trong đó nhà đầu tư cá nhân bán ròng mạnh nhất cổ phiếu ngân hàng với giá trị lên tới 924 tỷ đồng.
Tiếp theo, nhà đầu tư cá nhân cũng bán ròng 810 tỷ đồng ở nhóm bất động sản, đồng thời rút ròng cổ phiếu dịch vụ tài chính (522 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (444 tỷ đồng), bán lẻ (252 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (224 tỷ đồng), hóa chất (219 tỷ đồng), công nghệ thông tin (171 tỷ đồng),…
Thống kê giao dịch theo từng mã, cổ phiếu VHM bị bán 583 tỷ đồng - đối ứng với lực mua từ khối ngoại. Cổ phiếu STB cũng bị bán ròng với giá trị 520 tỷ đồng; SSI và HPG bị xả ròng 434 tỷ đồng và 376,3 tỷ; nhóm DXG, VIC, KDH bị bán ròng quanh 200 tỷ đồng; CTG (266 tỷ đồng), DGC (181 tỷ đồng), FPT (171 tỷ đồng),…
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NVL hút ròng 587 tỷ - trái ngược so với lực xả từ phía tự doanh chứng khoán (641 tỷ đồng). Nhiều cổ phiếu ngân hàng nằm trong danh mục giải ngân của cá nhân trong nước như TPB (476 tỷ đồng), VCB (77 tỷ đồng), BID (27 tỷ đồng), …
Tương tự, một số mã vốn hóa trung bình là SBT, VHC, VSC, … cũng được gom ròng dưới trăm tỷ đồng.
Khối tự doanh tiếp tục mua ròng hơn 1.300 tỷ đồng cổ phiếu: Trong tuần, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng tổng 1.324 tỷ đồng ở 4/5 phiên giao dịch.
Cụ thể, khối này mua ròng 906,4 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE qua đó nối dài chuỗi mua ròng trong 7 tuần liên tiếp. Trên HNX, giá trị mua ròng đạt 227 tỷ đồng - cao nhất kể từ khi khối tự doanh trở lại công bố dữ liệu vào giữa tháng 5. Đây cũng là tuần mua ròng thứ 4 liên tiếp của khối tự doanh.
Tương tự, khối tự doanh đảo chiều mua ròng 190 tỷ trên UPCoM sau khi bán ròng liên tiếp 3 tuần trước đó. Quy mô mua ròng này của khối tự doanh cũng cao nhất trong 7 tháng gần đây.
Thống kê giao dịch theo từng mã cổ phiếu, mã GEE dẫn đầu về giá trị mua ròng với gần 139 tỷ đồng; SHS với 118 tỷ; STB và FPTcùng được mua 103,5 tỷ đồng; ACB (91,6 tỷ đồng), PET (90,4 tỷ đồng), CEO (83 tỷ đồng), TCB (80,5 tỷ đồng), MWG (77 tỷ đồng) và MSN (72,2 tỷ đồng).
Ở chiều bán ròng, cổ phiếu NVL bị xả hơn 314 tỷ đồng, VHM (158,1 tỷ đồng), PDR (95,2 tỷ đồng), DHC (22,9 tỷ đồng), DGC (11,5 tỷ đồng), TCH (10,7 tỷ đồng).