Mở cửa phiên giao dịch sáng 28/10/2021, sắc xanh vẫn có phần chiếm ưu thế hơn ở nhóm cổ phiếu lớn và điều này giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, áp lực chốt lời đã xuất hiện và phần nào kìm hãm đà tăng của các chỉ số, VN-Index có thời điểm lùi về gần với mốc tham chiếu.
Nhóm VN30 có đa số cổ phiếu tăng giá ngay ATO, nhưng ngay sau đó có triệu chứng nguội nhanh chóng, thậm chí số cổ phiếu giảm giá tăng lên (14 mã). Những mã tăng nóng chiều qua như HPG hay GAS đang là thành viên của nhóm giảm giá này. Cổ phiếu tăng tốt nhất trong VN30 lại là POW, nhưng mức tăng chỉ hơn 2%.
Nhóm ngân hàng có 22 trên 27 mã tăng giá ngay tại ATO, dù sau đó 1 số mã giảm đà tăng. Ngay cả CTG vừa ra báo cáo tài chính quý III không đẹp như các báo cáo của ngân hàng công bố trước đó cũng tăng giá hơn 1% ATO. Trong số các ngân hàng top đầu, chỉ còn BID và VCB là chưa công bố thông tin.
Nhóm dầu khí PVN sớm có nhiều cổ phiếu giảm giá sau ATO, với thông tin giá dầu thế giới có dấu hiệu giảm, khi dự trữ dầu WTI (Mỹ) bất ngờ tăng. GAS đầu phiên đứng giá nhưng sau đó giảm nhẹ. Các cổ phiếu tăng mạnh chiều qua như PVS, PVT… sáng nay cũng quay đầu.
Trên sàn UpCOM, có nhiều Large Cap ghi nhận tăng giá mạnh so với các cổ phiếu cùng nhóm vốn hóa trên HOSE hay HNX. Có thể kể đến GE2, KLB, MSR, OIL, SNZ, VEA…
Chiều qua Bộ Công Thương đã trình lên bản quy hoạch điện VIII. Không rõ có tác động gì lên giá nhóm cổ phiếu nhiệt điện sáng nay khi nhiều mã ngành này ghi nhận mức tăng khá ngay sau AOT như GE2, POW, GEG.
Nhóm chứng khoán vẫn tăng giá ngay từ ATO, bất chấp có thông tin UBCKNN lập tổ thanh tra 10 công ty chứng khoán liên quan đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có vấn đề.
Đã bắt đầu có nhiều nhóm ngành có nhiều sắc đỏ sau ATO vài phút như bảo hiểm, sắt thép, hàng không, dệt may hay hóa chất.
Lúc 9h30, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm chứng khoán tăng giá mạnh trong đó TCI tăng 4%, BMS tăng 3,6%, SBS tăng 2,9%, VND tăng 2,4%, BSI tăng 2,4%.
Các cổ phiếu ngân hàng như TPB, ACB, TCB, CTG, VPB... vẫn giao dịch tích cực. TPB tăng 1,6%, ACB tăng 1%, TCB tăng 0,8%...
Ở hướng ngược lại, VIC giảm 1,2% xuống 93.900 đồng/cp và tạo áp lực lên đà tăng của VN-Index. GAS cũng giảm 1,2%, BVH giảm 0,9%.
Tại thời điểm này, VN-Index đang tăng 1,43 điểm (0,1%) lên 1.424,45 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 110 triệu cổ phiếu - trị giá 3.320 tỷ đồng. HNX-Index tăng 2,05 điểm (0,51%) lên 406,52 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 28,7 triệu cổ phiếu - trị giá 685 tỷ đồng. UpCOM-Index 0,5 điểm (0,49%) lên 103,17 điểm.
Trước đó, VN-Index phiên 27/10 lập đỉnh lịch sử khi dòng tiền lan tỏa đến nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 30.419 tỷ đồng, tăng 29,7%.
Khối ngoại mua ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường trong phiên 27/10 và tập trung gom các mã như HPG, KBC, STB... Bên cạnh đó, khối tự doanh công ty chứng khoán cũng mua ròng đột biến 808 tỷ đồng và tập trung gom các cổ phiếu như HPG, TCB, VNM...
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), VN-Index nhiều khả năng vẫn giữ xu hướng tích cực sau khi vượt đỉnh ngắn hạn, tuy nhiên có thể chịu áp lực chốt lời tại vùng giá cao này trong lúc chờ đợi thông tin về các gói hỗ trợ kinh tế.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong phiên giao dịch kế tiếp và VN-Index và VN30 có thể sẽ kiểm định laị các ngưỡng 1.420 điểm và 1.512 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 27/10, Dow Jones giảm 266,19 điểm xuống 35.490,69 điểm; S&P 500 giảm 23,11 điểm xuống 4.551,68 điểm; Nasdaq tăng 0,12 điểm lên 15.235,84 điểm.
Chốt phiên 27/10, giá dầu Brent tương lai giảm 1,82 USD xuống 84,58 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,99 USD xuống 82,66 USD/thùng.
UBCKNN đình chỉ tư cách kiểm toán viên với 2 thành viên của Ernst & Young Việt Nam
SSI lấy lại ngôi vương về vốn ngành chứng khoán chỉ sau một tuần