Chứng khoán Mỹ giảm tuần thứ 3 liên tiếp; Giá USD chạm đỉnh 24 năm; Lạm phát ở châu Âu lập kỷ lục mới; Giá dầu phục hồi trước cuộc họp của OPEC+; Vàng bật tăng sau số liệu việc làm Mỹ.
Chứng khoán Mỹ giảm tuần thứ 3 liên tiếp
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và khép lại tuần điều chỉnh thứ 3 liên tiếp. Bản báo cáo việc làm tháng 8 đã không thể xoa dịu nỗi lo sợ rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay nâng lãi suất để ghìm cương lạm phát.
Kết phiên 2/9/2022, Dow Jones giảm 337,98 điểm (tương ứng 1,1%) xuống 31.318,44 điểm; S&P 500 giảm xấp xỉ 1,1% còn 3.924,26 điểm - mức thấp nhất kể từ tháng 7; Nasdaq Composite mất 1,3% còn 11.630,86 điểm qua đó ghi nhận chuỗi 6 phiên giảm điểm liên tiếp đầu tiên kể từ năm 2019.
Cả ba chỉ số chính đều giảm điểm trong tuần qua và đánh dấu tuần đỏ lửa thứ 3 liên tiếp sau đà sụt giảm trong các phiên cuối cùng của tháng 8. Dow Jones và S&P 500 mất lần lượt 3% và 3.3%, trong khi Nasdaq hạ 4.2%.
Một số nhà đầu tư cảm thấy nhẹ nhõm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu khi nhận được báo cáo việc làm, mặc dù cảm giác này nhanh chóng biến mất. Theo đó, nền kinh tế Mỹ có thêm 315,000 việc làm trong tháng 8, thấp hơn so với ước tính có thêm 318,000 của Dow Jones. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 3,7%, cao hơn so với dự báo.
Vàng bật tăng sau số liệu việc làm Mỹ
Hợp đồng vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.711 USD/oz. Dù vậy, hợp đồng này vẫn còn giảm 1,5% trong tuần qua. Hợp đồng vàng tương lai tăng 0,8% lên 1.723 USD/oz.
Hợp đồng bạc giao ngay tiến 0,88% lên 18 USD/oz trong khi bạch kim cũng nhận 0,76% lên 835 USD/oz.
Giá palladi tăng 0,31% lên 2.019 USD/oz. Cả 3 hợp đồng kim loại này đều ghi nhận tuần giảm giá thứ 3 liên tiếp.
Dầu phục hồi trước cuộc họp của OPEC+
Giá dầu tăng trong ngày thứ Sáu trước kỳ vọng OPEC+ sẽ thảo thuận về việc cắt giảm sản lượng tại cuộc họp ngày 5/9 bất chấp mối lo ngại về các biện pháp phong tỏa phòng COVID-19 của Trung Quốc cũng như sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu.
Ba nguồn tin của OPEC+ cho biết nhiều khả năng OPEC+ sẽ giữ nguyên hạn ngạch dầu cho tháng 10 tại cuộc họp vào ngày thứ Hai.
Hợp đồng dầu thô Brent tương lai tăng 66 xu lên 93,02 USD/thùng. Trong khi hợp đồng dầu thô WTI tại Mỹ tăng 26 xu lên 86,87 USD/thùng.
Cả hai hợp đồng này đều trượt dài xuống mức thấp nhất trong 2 tuần trong các phiên trước. Tính chung cả tuần qua, dầu Brent giảm mạnh 7,9% và WTI sụt 6,7%.
Giá USD chạm đỉnh 24 năm
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 109,575.
Giá USD chạm đỉnh 24 năm so với đồng Yên Nhật Bản sau khi dữ liệu thị trường lao động Hoa Kỳ không xoa dịu được lo ngại của nhà đầu tư về việc Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ.
Lạm phát ở châu Âu lập kỷ lục mới
Đà leo thang chóng mặt của lạm phát diễn ra khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phát tín hiệu về một đợt tăng lãi suất mạnh nữa trong tháng 9.
Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê châu Âu Eurostat công bố ngày 31/8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của lục địa này trong tháng 8 đã tăng tới 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã vượt mức dự báo tăng 9% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện.
Theo CNBC, chỉ số lạm phát ở châu Âu đã lập kỷ lục tăng 9 tháng liên tiếp, bắt đầu từ tháng 11/2021. Trong tháng 7, tỷ lệ lạm phát của khu vực này là 8,9%.
Giá vàng hôm nay 11/12: tăng vọt, thế giới tiệm cận mốc 2.700 USD/ounce
Giá cà phê hôm nay 11/12: Robusta nối dài chuỗi ngày tăng giá