Sân vận động này có diện tích 15,47ha, được thiết kế với quy mô 22.000 chỗ ngồi.
Dự án xây dựng sân vận động Thái Nguyên được khởi công từ tháng 12/2022, với tổng mức đầu tư trên 535 tỷ đồng.
Công trình có diện tích 15,47ha, được thiết kế với quy mô 22.000 chỗ ngồi, có mái che hiện đại, bảo đảm diện tích một sân bóng đá tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành các hạng mục và đưa vào sử dụng trong tháng 10/2024.
Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay nhiều hạng mục của dự án đã được thi công đạt và vượt khối lượng, tiến độ đề ra trong đó, hạng mục san gạt đạt khoảng 97%; hạng mục giao thông tuyến chính đã thảm nhựa được 79%; nền đường giao thông tuyến hoàn trả T1 hoàn thành 90%; đã đào xong khuôn đường, cấp phối đá dăm, đổ bê tông.
>> Số phận 'hẩm hiu' của 'chảo lửa' Chi Lăng sau khi về tay đại gia Phạm Công Danh
Đối với hệ thống thoát nước mưa khu vực tuyến chính đạt 90%, thoát nước mưa ngoài sân đạt 90%; xây dựng tường ngăn các phòng tầng 1 đạt 90%, tường ngăn tầng 2 đạt 70%.
Ngoài ra, nhà thầu đang tập tập trung xây dựng các hạng mục khác, như: khán đài B; khán đài C và khán đài D; bể ngầm 200m3 (2 bể) và bể xử lý nước thải.
Hai khán đài chính của sân vận động đã hình thành, nhà thầu đang tiến hành đổ bê tông các sàn chỗ ngồi.
Ông Nguyễn Văn Hà - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thái Nguyên (chủ đầu tư dự án), theo kế hoạch thời gian thực hiện xây dựng sân vận động Thái Nguyên đến hết quý II/2025, nhưng với tiến độ thi công như hiện nay, chủ đầu tư và nhà thầu đang nỗ lực phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ hoàn thành dự án.
Tỉnh Thái Nguyên là vùng đất bán sơn địa, thiên nhiên đã khéo tạo ra một vùng sinh thái rất phù hợp với cây chè, được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”.
Tựa vào dãy Tam Đảo, những đồi chè Thái Nguyên đón trọn vẹn nắng sớm bình minh và bức xạ mặt trời khi về chiều. Nền đất feralit và phù sa cổ với nguồn nước tưới từ sông Công, sông Cầu, hồ Núi Cốc cùng kinh nghiệm trồng, chế biến lâu đời của người dân đã tạo nên vị trà thanh đượm, vị chát nhẹ và ngọt hậu.
Theo Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội.
Đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao; trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe; trung tâm du lịch; trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tầm nhìn đến năm 2050, "thủ phủ chè" của Việt Nam phấn đấu đạt tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, xanh, thông minh, có bản sắc rõ ràng; là một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước.
Thái Nguyên dồn lực đẩy nhanh nhiều dự án trọng điểm, sẵn sàng đón ‘đại bàng’
Sắp hết năm 2023 mà giữa lòng TP. Thái Nguyên vẫn còn tồn loạt dự án nghìn tỷ