Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Ưu tiên 4 giải pháp để TTCK bứt phá lên tầm cao mới
Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về hành trình 25 năm qua của TTCK Việt Nam. Nhưng lúc này, điều quan trọng là chúng ta cần hành động để đưa thị trường lên tầm cao mới, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển đất nước”, Thứ trưởng Chi nhấn mạnh.
Ai cũng có quyền tự hào về thị trường chứng khoán Việt Nam
Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới” do Báo Tài chính - Đầu tư tổ chức sáng 23/7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định, sau 25 năm xây dựng và phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, tạo nền tảng vững chắc để bước vào giai đoạn phát triển mới, mạnh mẽ hơn, chất lượng hơn và thực sự trở thành kênh dẫn vốn trung – dài hạn chủ lực cho nền kinh tế.
“Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về hành trình 25 năm qua của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng lúc này, điều quan trọng là chúng ta cần hành động để đưa thị trường lên tầm cao mới, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển đất nước”, Thứ trưởng Chi nhấn mạnh.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi. Ảnh: Dũng Minh. |
>>>Chuyên gia chỉ ra nghịch lý: Đất ở Đồng Khởi 687 triệu/m², đất vườn cùng thửa chỉ 810 nghìn
Theo Thứ trưởng, TTCK Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và chiều sâu. Từ những phiên giao dịch đầu tiên với vài mã cổ phiếu và vài trăm nhà đầu tư, đến nay, thị trường đã có hàng trăm mã niêm yết và gần 10 triệu tài khoản đầu tư, trong đó có cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước và quốc tế.
Quy mô vốn hóa thị trường hiện đạt 8,3 triệu tỷ đồng, tương đương 60-70% GDP, có thời điểm gần 75% GDP, phản ánh mức độ kết nối ngày càng chặt chẽ giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực.
Hạ tầng kỹ thuật cũng đã có những bước tiến lớn, với việc đưa vào vận hành hệ thống KRX – một bước ngoặt giúp nâng cấp toàn diện năng lực giao dịch, thanh toán, tạo nền tảng phát triển các sản phẩm mới hiện đại hơn trong tương lai.
“Chúng ta không chỉ xây được một thị trường có quy mô lớn, mà còn xây dựng được một hệ sinh thái hoàn chỉnh với các thành viên thị trường ngày càng chuyên nghiệp, nền tảng công nghệ được đầu tư bài bản, hành lang pháp lý ngày một hoàn thiện”, Thứ trưởng nói.
Đã đến lúc hoạch định tầm nhìn phát triển mới cho TTCK
Trong bối cảnh nền kinh tế đang đòi hỏi nguồn vốn lớn để phát triển hạ tầng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, TTCK cần phát triển vượt bậc, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ đạo, bổ sung cho hệ thống tín dụng vốn đang thiên về vốn ngắn hạn.
“Không thể phát triển kinh tế mạnh mẽ nếu chỉ dựa vào vốn vay ngân hàng. TTCK chính là nơi nuôi dưỡng những dòng vốn dài hạn, bền vững cho tương lai”, ông Chi nói. Để đạt mục tiêu đó, Thứ trưởng đề xuất 4 nhóm giải pháp trọng tâm cần được tập trung thảo luận và triển khai:
- Khơi thông điểm nghẽn pháp lý, thúc đẩy thể chế đổi mới.
Theo Thứ trưởng, cần nhận diện và tháo gỡ các điểm nghẽn trong khung pháp lý hiện hành, đặc biệt là trong Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Đồng thời, rà soát các quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán để đảm bảo không gây cản trở tới hoạt động phát triển thị trường.
“Chúng ta cần một khung pháp lý đủ rộng mở, minh bạch và linh hoạt để thị trường có thể phát triển về chất, tiếp cận chuẩn quốc tế”, ông Chi nói.
-Đa dạng hàng hóa, thu hút doanh nghiệp lớn và nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ trưởng đặt câu hỏi: “Liệu chúng ta đã có đủ giải pháp để thu hút thêm nhiều hàng hóa chất lượng lên sàn? Hàng hóa với vốn hóa lớn, minh bạch, đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư dài hạn, đặc biệt là tổ chức và khối ngoại?” Ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc khuyến khích các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn trong và ngoài nước niêm yết, gắn cổ phần hóa với việc đưa hàng lên sàn, tạo thêm động lực tăng vốn hóa thị trường.
- Cơ cấu lại nhà đầu tư – nâng cao tỷ trọng tổ chức và tăng chất lượng cá nhân
Hiện nay, nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường. Thứ trưởng yêu cầu tập trung phát triển hệ sinh thái nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, bảo hiểm, hưu trí...), đồng thời đào tạo, chuẩn hóa kiến thức cho nhà đầu tư cá nhân. “Muốn thị trường ổn định và có chiều sâu thì nhà đầu tư tổ chức phải đóng vai trò dẫn dắt. Đầu tư cá nhân cũng phải ngày càng chuyên nghiệp hơn”, ông nói.
- Đầu tư cho hạ tầng công nghệ và chuẩn bị hệ thống thanh toán tập trung
Việc vận hành hệ thống KRX là bước tiến lớn, nhưng theo ông Chi, cần tiếp tục đầu tư mạnh hơn nữa cho công nghệ, bảo đảm an toàn, minh bạch và hiện đại hóa toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó, việc triển khai hệ thống CCP – thanh toán bù trừ tập trung là bước tiếp theo để chuẩn hóa mô hình thị trường theo hướng quốc tế, nâng cao năng lực vận hành và phòng ngừa rủi ro.
UBCKNN họp bàn với FTSE Russell về nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam tiến thêm một bước mới