Thực hư vốn chủ của Hòa Bình (HBC): Chủ tịch Lê Viết Hải tiết lộ con số gấp 60 lần mức ghi nhận trên BCTC

22-04-2024 09:47|Lan Phương

Tại BCTC kiểm toán năm 2023, vốn chủ sở hữu của Xây dựng Hòa Bình (HBC) giảm còn chưa tới trăm tỷ đồng.

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2023. Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT đã chia sẻ về câu chuyện vốn chủ sở hữu của Hòa Bình chỉ còn 93 tỷ đồng ghi nhận tại BCTC kiểm toán.

"Con số này hoàn toàn khác xa với thực tế. Theo báo cáo tài chính quản trị do khối tài chính kế toán công ty lập dựa vào đặc thù của hoạt động xây dựng và những thông tin số liệu sát với thực tế của thị trường, vốn chủ sở hữu của Hoà Bình là khoảng 5.539 tỷ đồng, cao hơn gần 60 lần so với vốn chủ sở hữu trong BCTC kiểm toán", ông Lê Viết Hải cho biết.

Theo lãnh đạo HBC, 4 nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này bao gồm:

Theo báo cáo quản trị, giá các bất động sản được định theo giá thị trường trong khi trong báo cáo tài chính kiểm toán được ghi nhận theo giá gốc. Chẳng hạn như trụ sở 235 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, theo ghi nhận trên sổ sách chỉ có 5 tỷ đồng, nhưng giá giao dịch hiện nay trên thị trường không dưới 75 tỷ đồng, sự chênh lệch này lên đến 15 lần.

Giá trị còn lại của máy móc thiết bị được ghi nhận trong báo cáo kiểm toán không phù hợp với thực tế bởi giá trị khấu hao theo chế độ kiểm toán hiện hành chưa phản ánh đúng với khấu hao trong thực tế và sự trượt giá trên thị trường cũng tác động đáng kể đến giá trị còn lại của máy móc thiết bị.

Các khoản phải trích lập dự phòng theo chế độ kế toán hiện hành được xác định theo tuổi nợ, trong khi theo báo cáo quản trị, công ty đánh giá căn cứ vào nguyên nhân chậm thanh toán, sự đảm bảo về chất lượng công trình, mức độ hoàn thiện của hồ sơ thanh quyết toán, năng lực tài chính và những rủi ro về hoạt động kinh doanh của khách hàng…

Cuối cùng, tăng các khoản phải thu theo phán quyết của tòa sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu. Những đánh giá của Xây dựng Hòa Bình còn dựa vào lịch sử kinh nghiệm giải quyết các vụ kiện về thu hồi nợ mà trường hợp điển hình là món nợ trên 5 năm của FLC. Phần chênh lệch khoản phải thu giữa giá trị ghi nhận trên sổ sách và giá trị phán quyết của toà là 652 tỷ. Theo Hòa Bình, đó là khoản nợ hoàn toàn có khả năng thu hồi.

>> Nợ vay gấp 50 lần vốn chủ, Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ thi hành chính sách 'giật gấu vá vai' để tiến công thị trường nước ngoài?

Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện các giải pháp để nâng hạng TTCK trong năm 2024

HoSE ra thông báo khẩn về hệ thống KRX

‘Sói già’ hơn 20 năm kinh nghiệm thực chiến trên TTCK Việt Nam và cách hành xử với thị trường giai đoạn hiện tại

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thuc-hu-von-chu-cua-hoa-binh-hbc-chu-tich-le-viet-hai-tiet-lo-con-so-gap-60-lan-muc-ghi-nhan-tren-bctc-231753.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thực hư vốn chủ của Hòa Bình (HBC): Chủ tịch Lê Viết Hải tiết lộ con số gấp 60 lần mức ghi nhận trên BCTC
POWERED BY ONECMS & INTECH