Thuê máy xúc đào móng xây kè, vô tình phát hiện vật báu này trong vườn nhà một lão nông ở miền Bắc Việt Nam

15-03-2024 17:12|Thanh Thanh

Báu vật này xác định được chế tác vào khoảng đầu Công nguyên đến cuối thế kỷ IX.

Gia đình ông Tẩy Văn Nhốc và bà Nguyễn Thị Huệ ở thôn Lưỡng Kỳ, xã Thống Nhất, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) vào năm 2022, trong quá trình sử dụng máy xúc đào móng xây kè vườn vô tình đã phát hiện dưới gàu múc một vật hình trụ tròn.

anh-hl-03
Vị trí phát hiện trống đồng ngay bên bờ suối nhỏ

Vị trí phát hiện trống đồng ngay bên bờ suối nhỏ

Ngay lập tức, mọi người cùng cẩn thận đưa vật lạ lên, xịt nước rửa sạch sẽ. Ông Nhốc báo ngay cho chính quyền xã Thống Nhất, sau đó xã báo cho bảo tàng tỉnh. Khi cán bộ của bảo tàng tỉnh vào khảo sát thì mới biết đó là một chiếc trống đồng.

Báu vật này có chiều cao 42cm, đường kính mặt 69,5cm, đường kính chân 66cm. Về cơ bản, trống có cấu tạo chia làm 3 phần gồm: tang trống hơi phình hình tròn, phần thân và chân đế được ngăn cách bởi một đường gờ nổi. Trống đồng 4 quai, đối xứng trên phần tang trống. Mặt trống chờm khỏi tang gần 3cm. Hoa văn được trang trí các vành trên mặt và tang, thân trống không có hình người mà chủ yếu là hoa văn hình học có tính chất lặp đi lặp lại.

Chiếc trống đồng được phát hiện tại xã Thống Nhất là chiếc trống đồng thứ 2 được phát hiện tại Quảng Ninh

Chiếc trống đồng được phát hiện tại xã Thống Nhất là chiếc trống đồng thứ 2 được phát hiện tại Quảng Ninh

Ngôi sao giữa mặt trống đồng có 12 tia nhỏ, mảnh. Tính từ ngôi sao đến rìa ngoài cùng của mặt trống có 15 dải hoa văn hình tròn là những hoa văn hình học, hoa thị có tính chất lặp đi, lặp lại. Rìa mặt trống đồng có 6 tượng cóc. Trong 6 tượng cóc trên có 2 tượng là cặp cóc trong tư thế đang giao hoan. Phần tang và thân trống có 20 dải hoa văn hình học lặp lại, giống như trên mặt trống.

Hiện vật đã được bàn giao, chuyển về bảo tàng tỉnh ngay sau đó. Theo kết luận sơ bộ của bảo tàng Quảng Ninh, căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, hình dáng, hoa văn của trống đồng thì đây là trống Heger II. Trống này được phát hiện chủ yếu trong các mộ táng của người Mường ở Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, một số tỉnh Tây Bắc và vùng Hoa Nam (Trung Quốc) nên còn gọi là trống Mường.

Trang trí hoa văn mặt trống đồng

Trang trí hoa văn mặt trống đồng

Thông tin trên Báo Dân việt cho biết, khi xem xét tỉ mỉ bản ảnh và quá trình phát hiện trống, GS,TS Trịnh Sinh, nguyên Trưởng Phòng Thời đại kim khí (Viện Khảo cổ học) - một chuyên gia nghiên cứu về trống đồng của Việt Nam nhận định đây là trống Heger II, được chế tác vào khoảng đầu Công nguyên đến cuối thế kỷ IX. Hiện Bảo tàng Hà Nội cũng có 1 trống đồng gần giống như trống này.

Được biết, trước đây, gia đình ông Đinh Khắc Lân, ở xã Quảng Chính, huyện Quảng Hà (nay là Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), trong quá trình tìm nơi an táng cho người thân cũng đã tình cờ phát hiện một chiếc trống đồng trên một quả đồi thấp, dưới mặt đất gần 1m. Trống đồng được lấy địa danh phát hiện để đặt tên là trống đồng Quảng Chính và được các nhà khoa học xác định thuộc loại trống Heger I (hay còn gọi là Trống đồng Đông Sơn) - trống có niên đại sớm nhất và giá trị nhất trong các loại trống đồng xưa.

>> Hàng trăm báu vật đã được khai quật trong tàn tích của một ngôi chùa, ít nhất 1.500 tuổi

Bí ẩn ngôi mộ cổ linh thiêng bám đất Tổ hơn 1.000 năm được bảo vệ bởi hàng cây ‘báu vật’ mang con số phong thủy

Từng được xem là ‘báu vật’, bán đảo độc nhất vô nhị tại TP. HCM bất ngờ rơi vào cảnh hoang tàn

Ngôi đền cổ nhất xứ Thanh được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, bên trong chứa báu vật nghìn năm

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thue-may-xuc-dao-mong-xay-ke-vo-tinh-phat-hien-vat-bau-nay-trong-vuon-nha-mot-lao-nong-o-mien-bac-viet-nam-d118160.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thuê máy xúc đào móng xây kè, vô tình phát hiện vật báu này trong vườn nhà một lão nông ở miền Bắc Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH