Tiềm năng và triển vọng ngành BĐS KCN

05-07-2021 16:22|Thiệu Nguyễn

Kính mời quý độc giả, NĐT cùng phân tích triển vọng của ngành BĐS KCN

I. Tiềm năng thu hút vốn FDI của Việt Nam đối với các nước trong khu vực:

1. Tốc độ tăng trưởng GDP và việc thu hút vốn FDI:

- Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khá ổn định từ năm 2016-2019. Tuy nhiên, năm 2020 GDP chỉ đạt 2.91% do ảnh hưởng tiêu cực của Covid 19 nhưng Việt Nam lại là quốc gia duy nhất trong ASEAN và thuộc số ít quốc gia trên thế giới đạt mức tăng trưởng dương.

- Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê, GDP của Việt Nam tăng 5.64% trong 6 tháng đầu năm 2021. Cùng với đó, trong 4 tháng đầu năm 2021 vốn FDI thực hiện ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ 2020. Điều này cho thấy Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI trước sự phục hồi kinh tế được kỳ vọng trong năm 2021.

undefined

2. Chính trị ổn định:

Theo The Global Econormy thì Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực có điểm ổn định chính trị dương – Đây là một trong những điều kiện xem xét để nguồn vốn FDI giải ngân.

undefined

3. Lực lượng lao động:

Trình độ lao động của Việt Nam chỉ đứng thứ 3 so với các nước trong khu vực tuy nhiên với chi phí nhân công ước tính của Việt Nam cho các hoạt động sản xuất khoảng 161 (USD/tháng), mức lương này mang lại cho Việt Nam lợi thế cạnh tranh so với các nước trong việc sử dụng nguồn lao động giá rẻ với trình độ lao động ở mức khá.

undefined

undefined

4. Cơ sở hạ tầng và mức độ thuận lợi kinh doanh:

- Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đang trên đà phát triển và đứng thứ 2 trong khu vực chỉ đứng sau Thái Lan. Với chất lượng cơ sở hạ tầng được xếp ở mức cao như vậy nhưng chi phí xây dựng lại ở mức thấp nhất đây là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút vốn đầu tư của Việt Nam.

undefined

​- Cùng với đó, các thủ tục pháp lý và hành chính ở Việt Nam đang dần cải thiện cũng như các chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh thì Việt Nam đang đứng thứ 3 về xếp hạng mức độ thuận lợi kinh doanh trong khu vực.

undefined

undefined

undefined

Với những lợi thế kể trên, Việt Nam đang khẳng định mình là một trong các điểm đến lý tưởng của các công ty đa quốc gia. Do đó, việc tăng trưởng của dòng vốn FDI vào nước ta trong thời gian tới sẽ giúp các công ty KCN hưởng lợi trực tiếp từ việc này.

II. Triển vọng ngành BĐS KCN

- Theo thống kê thì hiện tại tỷ lệ lấp đầy ở các tình thành mạnh về KCN đang ở mức tương đối cao, đặc biệt các KCN ở Bắc Ninh, Bình Dương và Đồng Nai đã cho thuê gần hết. Do đó, với việc nhu cầu thuê đất công nghiệp có thể tăng mạnh trong thời gian sắp tới thì các tỉnh đang có quỹ đất KCN lớn nhưng tỷ lệ lấp đầy thấp sẽ thu hút được các nhà máy mới đến thuê.

undefined

undefined

Nguồn: Savill, JLL

- Hải Phòng với diện tích cho thuê khoảng hơn 3200 ha nhưng tỷ lệ lấp đầy chỉ có gần 73%. KCN VSIP Hải Phòng (507 ha và tỷ lệ lấp đầy 72% vào cuối năm 2020) thuộc sở hữu của BCM và KCN Tràng Duệ 3 (687 ha, dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2023) thuộc sở hữu KBC. Đây sẽ là 2 KCN ở Hải Phòng có cơ hội tăng trưởng trong thời gian tới.

- Cùng với đó, ở Vũng Tàu IDC sở hữu KCN Phú Mỹ 2 (621 ha – tỷ lệ lấp đầy 77%), KCN Phú Mỹ 2 mở rộng (401 ha – tỷ lệ lấp đầy 34%) và SZC với KCN Châu Đức (1556 ha – tỷ lệ lấp đầy 40%).Đây sẽ là những đơn vị sẽ hưởng lợi ở khu vực phía Nam.

undefined

Với các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn sẵn sàng cho thuê trong thời gian tới, đây là cơ hội để giúp các doanh nghiệp này đẩy nhanh tốc độ cho thuê và giá cho thuê sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, với quỹ đất KCN ngày càng không đủ để cung cấp cho thị trường BĐS KCN đang phát triển thì việc mở rộng thêm quỹ đất của các doanh nghiệp là mục tiêu để phát triển trong dài hạn.
Bài viết dựa trên nghiên cứu của tác giả. Mọi chi tiết hoặc quý độc giả cần tư vấn đầu tư, vui lòng liên hệ: Mr Thiệu Nguyễn. Mobile: 0972924772
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tiem-nang-va-trien-vong-nganh-bds-kcn-117079.html
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Tiềm năng và triển vọng ngành BĐS KCN
POWERED BY ONECMS & INTECH