Đầu năm mới, người dân đến tham quan và dâng hương tại các lễ hội vậy tiền công đức sẽ được sử dụng vào mục đích gì và được quản lý ra sao?
Quy định mới về thu, chi, quản lý tiền công đức
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 04/2023 về hướng dẫn quản lý, thu, chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Thông tư 04 có hiệu lực từ ngày 19-3 tới đây.
Theo đó, Thông tư 04/2023 đã định nghĩa chi tiết hơn về “tiền công đức” và các hình thức tiếp nhận tiền công đức. Thông tư 04/2023 đã xác định cụ thể “tiền công đức” chỉ bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức: Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản; bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các hình thức tiếp nhận tiền công đức, tài trợ được quy định chi tiết tại Điều 9 Thông tư 04/2023. Cụ thể, khi nhận tiền mặt thì có người tiếp nhận ghi chép, hòm công đức cũng phải được kiểm đếm công khai định kỳ, nhận tiền chuyển khoản thì phải mở tài khoản ở kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại, giấy tờ có giá lẫn kim khí quý đều phải ghi chép cẩn thận đầy đủ.
Việc quản lý, sử dụng tiền công đức cũng được quy định từng điều khoản riêng cho từng đối tượng.
Thông tư 04/2023 cũng quy định về các nội dung chi, mức chi bảo vệ và phát huy giá trị di tích gồm các khoản chi thường xuyên và khoản chi đặc thù, tạo điều kiện cho các cơ sở tôn giáo xây dựng kế hoạch thu chi tiền công đức và tài sản quyên góp một cách phù hợp.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hồi tháng 4/2022 cũng gửi văn bản góp ý, cho rằng tiền công đức, tiền tài trợ cho di tích do tổ chức tôn giáo sở hữu, tiền tài trợ lễ hội do tổ chức tôn giáo tổ chức "là tài sản hợp pháp, thuộc sở hữu riêng của tổ chức tôn giáo, được Nhà nước bảo hộ". Giáo hội cũng cho rằng tiền công đức không phải là loại tài sản phải đăng ký theo Luật Dân sự năm 2015 nên không có nghĩa vụ công khai.
Mở tài khoản để tiếp nhận "tiền công đức"
Cụm từ “tiền công đức” chưa được định nghĩa rõ ràng trong các quy phạm pháp luật mà đối tượng điều chỉnh được xác định chỉ đơn giản là “tài sản quyên góp”, “khoản tài trợ”.
Các khoản thu này phải đảm bảo điều kiện chung nhất là phải dựa trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân.
Khi tiếp nhận tiền quyên góp, tài trợ của cá nhân, tổ chức bên ngoài, cơ sở tôn giáo phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức quyên góp, nêu rõ mục đích, địa bàn, cách thức, thời gian quyên góp, phương thức quản lý và sử dụng tài sản được quyên góp.
Theo Thông tư, nếu tiền công đức được chuyển khoản hoặc qua hình thức thanh toán điện tử, người tiếp nhận phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng.
Với công đức tiền mặt, người tiếp nhận mở sổ ghi chép đầy đủ. Tiền trong hòm công đức phải kiểm đếm hàng ngày hoặc hàng tuần, ghi tổng số tiền. Các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định tại di tích cũng được thu gom, kiểm đếm.
Bộ Tài chính quy định, tiền công đức chưa sử dụng phải gửi vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để an toàn, minh bạch. Người tiếp nhận công đức bằng giấy tờ có giá hoặc kim khí quý, đá quý cũng phải mở sổ ghi chép.
Với di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở tổ chức tôn giáo) và di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng (đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ), người đại diện tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ; đảm bảo đúng pháp luật.
Sở Văn hóa TPHCM: Đền, chùa tự quản lý tiền công đức
Tăng cường công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá