Tiền gửi của người Mỹ đổ vào đâu?

04-06-2023 05:00|Thủy Tiên

Khi khách hàng ồ ạt rút tiền khỏi các ngân hàng truyền thống tại Mỹ, đâu là bến đỗ tiếp theo của người gửi?

Tiền gửi của người Mỹ đổ vào đâu?

Với lãi suất cao hơn nhờ không tốn chi phí vận hành các chi nhánh, các ngân hàng số tại Mỹ đang thắng thế trong cuộc chiến thu hút tiền gửi.

Ngân hàng truyền thống gặp khó

Các ngân hàng truyền thống tại Hoa Kỳ đang đối mặt với hai thách thức lớn.

Thứ nhất, sự sụp đổ của một số ngân hàng khu vực từ đầu năm nay đã khiến khách hàng chuyển tiền gửi sang những ngân hàng lớn hơn.

Thứ hai, khi Fed đẩy lãi suất lên cao, khách hàng đã rút tiền gửi để đầu tư vào các quỹ thị trường tiền tệ và mua trái phiếu chính phủ Mỹ để thu được lợi nhuận cao hơn. Dữ liệu từ Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) cho thấy tiền gửi tại các ngân hàng Mỹ đã giảm kỷ lục trong quý đầu tiên.

Kể cả những ngân hàng lớn nhất cũng không thể tránh khỏi tác động của xu hướng tìm kiếm lợi nhuận cao hơn bên ngoài ngành ngân hàng.

Tuy Wells Fargo và Bank of America được hưởng lợi khi khách hàng tháo chạy khỏi các ngân hàng nhỏ hơn, nhưng tiền gửi vẫn giảm nhẹ trong quý đầu tiên. Trong khi đó, JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, lại ghi nhận lượng tiền gửi tăng 2% trong cùng kỳ.

Ngược lại, các ngân hàng khu vực lớn khác như U.S. Bank, Truist Financial và Citizens Financial đang chứng kiến lượng tiền gửi giảm mạnh trong quý đầu tiên, thậm chí còn giảm nhanh hơn so với các ngân hàng khu vực đang gặp bất ổn, như Western Alliance và PacWest.

Ngân hàng số lên ngôi

Biến động trong ngành ngân hàng truyền thống lại là cơ hội cho các ngân hàng số lên ngôi.

Cụ thể, các ngân hàng số không có mạng lưới chi nhánh như Marcus của Goldman Sachs và Ally Financial ghi nhận lượng tiền gửi tăng lên trong quý đầu tiên. Lượng tiền gửi cũng tăng 5% so với quý trước tại Capital One, một ngân hàng số khác sở hữu ít chi nhánh hơn so với các ngân hàng khu vực lớn khác.

Capital One overtakes Bank of America as D.C. region's top bank by deposits  - Washington Business Journal

Lãi suất trung bình trả cho tiền gửi tại Ally Financial là 3,2% trong quý đầu tiên và 2,4% tại Capital One. Hai ngân hàng này đều tăng lãi suất tiền gửi lên 2 điểm % so với năm trước. Trong khi đó, Bank of America và Wells Fargo chỉ trả trung bình tầm 1% lãi suất tiền gửi trong cùng kỳ.

Sở dĩ các ngân hàng này thường cung cấp mức lãi suất tiền gửi cao hơn bởi không cần trả chi phí thuê mặt bằng, nhân viên, hay thiết bị vận hành một mạng lưới chi nhánh truyền thống.

Trong khi đó, một chi nhánh ngân hàng hạng trung ở New York có thể tốn tới 1,3 triệu USD để vận hàng một năm, trong khi đối với một chi nhánh nhỏ ở Florida là 500,000 USD. Những con số này không tính chi phí văn phòng và các khoản đầu tư khác.

Tại ngân hàng số Discover Financial, tiền gửi tăng khoảng 4% trong quý đầu tiên. Roger Hochschild, CEO của Discover Financial cho biết phần lớn các khoản tiền gửi mà Discover thu hút đều đến từ các ngân hàng lớn.

“Do không phải trả chi phí cho các chi nhánh, chúng tôi có thể đưa ra mức lãi suất cao hơn. Tôi nghĩ rằng rất nhiều ngân hàng truyền thống cần điều chỉnh lại mô hình để có thể chi trả lãi suất hấp dẫn hơn cho khách hàng tiết kiệm của họ”, Hochschild chia sẻ.

Warren Buffett thoái sạch vốn khỏi 2 ngân hàng Mỹ, gom thêm cổ phiếu Apple và Capital One

First Citizens Bank hậu mua lại SVB: Lợi nhuận tăng hơn 30 lần, lọt top 20 ngân hàng lớn nhất tại Mỹ

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tien-gui-cua-nguoi-my-do-vao-dau-186137.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tiền gửi của người Mỹ đổ vào đâu?
POWERED BY ONECMS & INTECH