Phiên 18/8/2023, VN-Index giảm 55 điểm và gãy mạch tăng. Nhóm cổ phiếu bất động sản phát động đà bán tháo với khoảng 50 mã nằm sàn.
Kết phiên sáng, VN-Index giảm gần 36 điểm về mức 1.227,9 điểm. HNX-Index giảm 5,63 điểm và UPCoM-Index giảm 1,8 điểm.
Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt hơn 30.000 tỷ đồng - tương đương mức giao dịch của cả phiên trước đó. Thanh khoản ghi nhận đột biến ở các nhóm bất động sản với gần 7.600 tỷ đồng, chứng khoán với 5.550 tỷ đồng và hóa chất với 2.360 tỷ.
Diễn biến chỉ số VN-Index |
Chỉ số nhóm chứng khoán, thủy sản, nhựa - hóa chất, cao su đều giảm trên 5%; các nhóm bán lẻ, dầu khí, ngân hàng, xây dựng, công nghệ thông tin giảm từ 2-3,5%.
Nhiều cổ phiếu bất động sản giảm giá trở lại như NVL, PDR, CII. Các mã HDG, KDH, KBC, VHM giảm mạnh từ 2-5%. Chỉ còn DIG ngược dòng tăng 3,5%, HQC tăng 3,3%, DXG tăng 0,8%, CEO tăng 0,9%, TCH tăng 2,6%, DPG tăng 3,2%... Hầu hết các mã này đều được giao dịch đột biến, thanh khoản thuộc Top đầu thị trường.
Còn nhớ phiên 18/8/2023, VN-Index từng ghi nhận phiên giảm 55 điểm ngay sau khi VN-Index chinh phục bất thành mốc 1.250. Chỉ số đóng cửa dưới mốc 1.180 điểm cùng sắc đỏ áp đảo.
Phiên này, khoảng 50 cổ phiếu bất động sản cùng nhau giảm sàn trong đó có VIC, NVL, PDR, KDH, DXG, DIG, CII, TCH, SJS, HQC, ITA, HPX, QCG, LDG, SCR, IDJ, TDH, NTL, HAR, L14, TIG,... Dư bán sàn tại các mã lớn đều từ ngưỡng 3 - 6 triệu đơn vị mỗi mã.
>> Gần 50 cổ phiếu bất động sản giảm sàn
Diễn biến cổ phiếu sàn HoSE phiên 18/8/2023 |
Thanh khoản trên cả 3 sàn khi đó đạt 42.000 tỷ đồng trong đó 11.300 tỷ đồng đã được sang tay ở nhóm cổ phiếu địa ốc.
So với thời điểm cách đây 7 tháng, vị thế ở nhóm cổ phiếu bất động sản thời điểm hiện tại tương đối khác biệt. Trong nhịp tăng của VN-Index 4 tháng qua, thể hiện của các cổ phiếu ngành địa ốc được đánh giá tương đối rời rạc, sự đồng thuận chỉ diễn ra tập trung ở các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp. Hiện tại, dòng tiền vào nhóm bất động sản nhà ở và dân dụng đang có dấu hiệu mạnh lên.
Trước đó gần 1 năm, nhóm bất động sản là nhân tố phát động đà tăng của VN-Index (từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 8). Vì vậy, trong phiên thị trường điều chỉnh 55 điểm ngày 18/8, bất động sản chính là nhóm bị bán mạnh hơn cả.
>> Bảng giá Chứng khoán VNDirect gặp lỗi trong phiên thị trường giao dịch gần 42.000 tỷ đồng
Ở thời điểm hiện tại, bối cảnh vĩ mô đang có nhiều nét tương đồng với giai đoạn các đây nửa năm. Trong bối cảnh thị trường đón nhận nhiều thông tin như diễn biến lạm phát Mỹ hay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tín phiếu hút hàng chục nghìn tỷ đồng tiền về, nhiều ý kiến bắt đầu lo ngại về một bull-trap và tạo mô hình 2 đỉnh.
Theo ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, lo lắng trên hoàn toàn có cơ sở. Kỹ thuật thị trường hiện đã phát đi một số tín hiệu cảnh báo như: VN-Index đang tạo phân kỳ giữa giá và RSI (thường xuất hiện khi thị trường tạo mô hình 2-3 đỉnh); chỉ số đã xuất hiện quanh 3 phiên phân phối và 1 phiên phân phối mạnh vào ngày 8/3 cũng như đang gặp vùng kháng cự mạnh hợp lưu bởi fibo 61.8 và vùng đỉnh tháng 9/2022.
Dù vậy, rủi ro thị trường tạo 2 đỉnh ở vùng điểm số hiện tại đã giảm đi nhiều. Việc VN-Index có lặp lại kịch bản cuối tháng 9/2023 hay không phụ thuộc lớn vào mức độ hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước (hiện mới chỉ ở mức 75.000 tỷ đồng).