Tìm lại lục địa thứ 8 sau 375 năm thất lạc: Diện tích gấp khoảng 15 lần lãnh thổ Việt Nam, được ví như ‘anh em họ’ của Nam Cực

07-06-2024 16:17|Thùy Dung

Các nhà khoa học đã mất hàng chục năm để nghiên cứu và lập được bản đồ về lục địa thứ 8 này.

Hình trình tìm kiếm hàng chục năm

Zealandia - lục địa thứ 8 của Trái Đất đã được xác định sau hàng thập kỷ nghiên cứu miệt mài của các nhà khoa học. Bản đồ chi tiết của lục địa này bao gồm 95% diện tích chìm dưới nước, đã được hoàn thành, mở ra cánh cửa khám phá lịch sử bí ẩn của một vùng đất đã mất cách đây 375 năm.

Zealandia còn được gọi là lục địa Tasmantis hay New Zealand, có diện tích hơn 5 triệu km2, tương đương một nửa nước Úc và gấp hơn 15 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, việc lập bản đồ cho nó vô cùng khó khăn do phần lớn lục địa này bị chìm dưới đáy đại dương gần New Zealand.

Kết hợp với dữ liệu thu thập trước đây, các nhà khoa học đã tạo ra bản đồ bề mặt Zealandia, bao gồm cao nguyên, dãy núi và ranh giới giữa lục địa và đại dương. Đây được đánh giá là bản đồ chi tiết nhất về bất kỳ lục địa nào trên Trái Đất.

Do 95% vùng đất này bị chìm dưới nước làm dấy lên tranh cãi về định nghĩa lục địa. Một số ý kiến cho rằng nó không đủ điều kiện do mực nước biển cao, trong khi số khác lại công nhận đây là một mảnh lục địa hoặc tiểu lục địa.

Lục địa thứ 8 lộ diện sau hàng chục năm nghiên cứu

Lục địa thứ 8 lộ diện sau hàng chục năm nghiên cứu

Tuy nhiên, các nhà địa chất học khẳng định rằng định nghĩa lục địa không chỉ phụ thuộc vào mực nước biển. Kích thước, ranh giới đất liền - đại dương và đặc biệt là cấu tạo lớp vỏ là những yếu tố quan trọng hơn.

Lớp vỏ của Zealandia dày hơn và có cấu trúc địa chất khác biệt so với đáy biển, bao gồm đá granite, đá phiến, đá vôi và thạch anh. Đây là bằng chứng xác thực cho việc Zealandia là một lục địa.

Việc hoàn thành bản đồ Zealandia chỉ là bước khởi đầu cho hành trình khám phá đầy hứa hẹn. Các nhà khoa học mong muốn giải mã toàn bộ diện mạo lục địa này, từ các ngọn núi lửa, dãy núi cho đến thềm địa chất - nền tảng lâu đời nhất của Zealandia. Họ tiếp tục thu thập dữ liệu từ vệ tinh, radar và mẫu đá để nghiên cứu địa chất Zealandia, tìm hiểu về quá trình hình thành núi lửa, lớp vỏ chìm và lịch sử tách rời khỏi khối lục địa lớn hơn.

Bản đồ độ sâu Zealandia cho thấy địa chất tầng đáy ngày càng trẻ hơn theo thời gian, từ đại Cổ sinh đến kỷ Permi-Mesozoi. Những dữ liệu này cung cấp manh mối quý giá để giải mã quá khứ bí ẩn của lục địa này.

Với việc hoàn thành bản đồ Zealandia, các nhà khoa học đã mở ra một chương mới trong nghiên cứu khoa học về Trái Đất. Lục địa bí ẩn này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều khám phá thú vị, góp phần nâng cao hiểu biết của chúng ta về hành tinh xanh.

Được ví người anh em của Nam Cực

Nhà địa chất học Mortimer gọi Zealandia là một mảnh của siêu lục địa Gondwana. Suốt một thời gian dài, các nhà địa chất học đã biết Gondwana là một siêu lục địa gồm Nam Cực, Úc, Nam Mỹ, châu Phi và Ấn Độ ngày nay. Siêu lục địa này bắt đầu vỡ ra vào kỷ Jura Muộn, cách đây khoảng 160 triệu năm.

Địa lý thềm Zealandia cho biết phần tiếp nối của nó với siêu lục địa trước kia chính là dọc theo châu Úc và châu Nam Cực. Bên dưới lớp băng, phần lớn của tây Nam Cực chìm dưới nước. Khoảng 100 triệu năm trước, cả Nam Cực và Zealandia vẫn còn nối liền với Gondwana trong tình trạng bị kéo căng, "giống như bột bánh pizza bị kéo căng ra" - Mortimer nói - "chúng giãn ra rộng hơn nhưng lại mỏng hơn."

Zealandia được ví như người anh em họ của Nam Cực

Zealandia được ví như người anh em họ của Nam Cực

Khi lớp vỏ đó nguội đi và mỏng hơn, Zealandia bắt đầu chìm xuống nước và tiếp tục nhấn chìm cho đến thời điểm cách đây 25 triệu năm. Trong khi đó, phần vỏ bị kéo lên đã tạo thành các ngọn núi và các hòn đảo, mặc dù New Zealand có thể chưa bao giờ hoàn toàn bị chìm dưới nước.

Nhà địa chất học Mortimer cho biết việc bổ sung Zealandia vào tổ hợp dữ liệu các lục địa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì sao các lục địa tan rã, đồng thời cung cấp cho các nhà sinh vật học những thông tin quan trọng về động thực vật sống ở Zealandia.

Vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời nhưng giờ đây, khi các nhà địa chất học đã có ý tưởng cơ bản về hình dáng của Zealandia và địa chất nơi đây, họ có thể định hình các dự án nghiên cứu sâu hơn để trả lời cho các câu hỏi khi nào, như thế nào và tại sao các sự vật hiện tượng lại xảy ra trên vùng đất này.

>> ‘Vượt mặt’ hố Rồng ở Biển Đông, phát hiện hố xanh sâu nhất thế với 420m dưới đáy nước, bên trong có nhiều hang động, đường hầm phức tạp

Quốc gia rộng gấp 3 lần Việt Nam lên kế hoạch khai quật kho báu 20 tỷ USD nằm sâu dưới đáy đại dương

Bất ngờ phát hiện con đường 7.000 năm tuổi ‘ngủ vùi’ dưới đáy đại dương bằng hình ảnh vệ tinh

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tim-lai-luc-dia-thu-8-sau-375-nam-that-lac-dien-tich-gap-khoang-15-lan-lanh-tho-viet-nam-duoc-vi-nhu-anh-em-ho-cua-nam-cuc-d124556.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tìm lại lục địa thứ 8 sau 375 năm thất lạc: Diện tích gấp khoảng 15 lần lãnh thổ Việt Nam, được ví như ‘anh em họ’ của Nam Cực
    POWERED BY ONECMS & INTECH