Tìm thấy ‘hố không đáy’ khổng lồ chứa mỏ vàng nghìn năm tuổi khiến các nhà khảo cổ học phấn khích, công nghệ hiện đại bậc nhất được huy động
Khu vực tìm thấy kho báu khổng lồ này nằm trong vùng chuyên sản xuất và luyện kinh quan trọng với trữ lượng khoảng sản lớn.
Cụ thể, mỏ vàng 1.000 năm tuổi này được phía đông bắc huyện Suichang, Lishui, Chiết Giang (Trung Quốc) bởi một nhóm kỹ thuật viên trẻ từ phong trào thăm dò khoáng sản được hình thành trên khắp Trung Quốc. Khu vực này cũng được xác định là vùng sản xuất và luyện kim quan trọng.
Mỏ vàng này nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa, có đỉnh núi đẹp, nước đẹp, phong cảnh dễ chịu nên sau này được xây dựng thành khu thắng cảnh Công viên Mỏ Quốc gia nổi tiếng ở địa phương. Trong quá trình phát triển, các nhân viên đã phát hiện ra một hang động khổng lồ và bí ẩn trên núi vào năm 2008. Các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra lấy mẫu tại chỗ và xác định rằng đây là địa điểm hang động vàng. Phát hiện này khiến các nhà khảo cổ rất phấn khích.
Đỉnh đồi trên hang động này được gọi là Đầu Kỳ Lân, xung quanh có một số vũng nước nhỏ, không có đáy nên được các nhà khảo cổ học gọi là "hố không đáy". Mặc dù hầu hết các loại quặng có hàm lượng vàng cao đều đã được khai thác nhưng các chuyên gia khảo cổ vẫn thấy khó tin vì các mạch vàng ở đây được sinh ra từ thạch anh và đi sâu vào lòng đất, ở dạng hạt rất nhỏ và cộng sinh với các chất khác. Điều này khiến các mỏ kho báu không thể nhận biết được bằng mắt thường.
Để đào sâu vào núi để tìm mạch vàng, Trung Quốc phải thực hiện một loạt các phép tính phức tạp và sự hỗ trợ của máy móc nếu muốn khai thác. Nhà chức trách địa phương phải sử dụng công nghệ thuật toán để xây dựng bản đồ địa chất tương ứng và ứng dụng triệt để công nghệ deep learning để tính toán địa chất, phân tích các mỏ vàng. Hơn nữa, các công nghệ như Earth AI (chụp ảnh từ xa để phân tích các mỏ khoáng sản), công nghệ phân tích bằng AI cũng được ứng dụng triệt để.
Đặc biệt, cảm biến kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo có thể thúc đẩy hoạt động thăm dò. Một khi mỏ vàng được phát hiện, công nghệ cũng có thể chuyển các nguồn lực từ giai đoạn khám phá sang giai đoạn tài nguyên, đến giai đoạn dự trữ và cuối cùng là giai đoạn xử lý. Theo các chuyên gia, khi kết hợp với các cảm biến, trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán cách tốt nhất để điều chỉnh các công thức xử lý phức tạp trong các mỏ vàng.
Về quá trình phát triển công nghệ khai thác kho báu vàng, Trung Quốc đã trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, thực hiện hoạt động sâu rộng nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành khai thác mỏ thông minh. Cụ thể, Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn và tiêu chuẩn đánh giá việc xây dựng các mỏ thông minh theo cấp và phân loại.
Giai đoạn 2, sử dụng tiến bộ công nghệ trong khai thác kho báu khoáng sản để đảm bảo an toàn lao động và đạt hiệu quả cao trong quá trình khai thác. Trước đây, những rủi ro trong khai thác mỏ, quặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế. Các vấn đề như sập, lở đất, sập mái, thấm nước dễ xảy ra trong quá trình sản xuất khai thác mỏ.