Vụ án thao túng giá của ông Trịnh Văn Quyết đem tới nhiều khó khăn trong quá trình công bố thông tin của nhóm doanh nghiệp FLC. Vì vậy, ROS, HAI, FLC, ART, AMD, GAB, KLF đều đã bị đình chỉ giao dịch trên sàn chứng khoán.
Chứng khoán BOS (Mã: ART) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2022, báo cáo thường niên năm 2022, báo cáo soát xét bán niên năm 2023.
Khoản 4 Điều 41 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết quy định: “SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện đình chỉ giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát hoặc hạn chế giao dịch sau khi xem xét giải trình, kết quả khắc phục của tổ chức niêm yết. Đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này, tổ chức niêm yết được xác định là đã khắc phục khi thực hiện công bố thông tin (nếu chưa công bố) và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 06 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị đình chỉ giao dịch hoặc kể từ ngày SGDCK xác định tổ chức niêm yết có vi phạm công bố thông tin gần nhất ".
Như vậy, Chứng khoán BOS là doanh nghiệp đầu tiên trong hệ sinh thái FLC khắc phục vi phạm về công bố thông tin. Động thái này khiến nhà đầu tư kỳ vọng Chứng khoán BOS có thể khắc phục những vi phạm về công bố thông tin và cổ phiếu ART trở lại sàn chứng khoán.
Được biết, sau ROS, HAI, FLC, cổ phiếu ART đã bị đình chỉ giao dịch trên HNX kể từ ngày 21/11/2022. Tới ngày 11/8/2023, 96.922.509 cổ phiếu ART bị huỷ niêm yết bắt buộc do tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành môt số điều của Luật chứng khoán.
>> Cho vay margin cổ phiếu họ FLC, 1 công ty chứng khoán mất khả năng thu hồi trăm tỷ
Theo báo cáo thường niên, tại ngày 31/12/2022, công ty có tổng cộng 12.504 cổ đông, trong đó, 78 cổ đông nước ngoài nắm giữ 638.532 cổ phiếu, tỷ lệ 0,66% và 12.426 cổ đông trong nước nắm giữ hơn 96,28 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 99,34%.
Về tình hình kinh doanh quý, luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, BOS lỗ ròng gần 11,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 lãi ròng 17,9 tỷ đồng.
Tại ngày 30/9, danh mục FVTPL (toàn bộ là cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết) của Chứng khoán BOS có giá gốc 297,2 tỷ đồng, tuy nhiên giá trị hợp lý gần 356 tỷ đồng, tương đương danh mục đang lãi 19,8%.
Trong đó, khoản đầu tư mang lại mức lãi lớn nhất của công ty là cổ phiếu GAB với giá gốc 74,8 tỷ đồng (lãi 92,7%, tương đương 69,4 tỷ đồng). Các mã còn lại cũng đều thuộc hệ sinh thái FLC 136,6 tỷ đồng cổ phiếu FCA; 73 tỷ đồng cổ phiếu FHH; 7,8 tỷ đồng cổ phiếu KLF (lỗ 89,8%); 3 tỷ đồng cổ phiếu HAI (lỗ 86,2%); 1,6 tỷ đồng cổ phiếu FLC (lỗ 55,5%).
>> Giật mình 4 điểm tương đồng từ 2 vụ án tại Vạn Thịnh Phát và FLC
>> Chiếm đoạt hàng chục tỷ USD, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát lọt Top 3 lừa đảo tài chính toàn cầu?
Khám phá bên trong biệt thự xa hoa lộng lẫy của NTK Thái Công và bạn đời kém 17 tuổi
93% căn hộ khu đô thị nghỉ dưỡng lớn bậc nhất tỉnh Hà Nam đã ‘bay hết’ trong ngày đầu mở bán