Tỉnh được đặt tới 2 nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sắp có sân vận động quy mô 20.000 chỗ ngồi
Sân vận động này thuộc Khu liên hợp thể dục thể thao cấp tỉnh, quy mô diện tích hơn 20ha.
Theo báo Bình Thuận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức kiểm tra thực địa và họp bàn về địa điểm xây dựng dự án Khu liên hợp Thể dục Thể thao tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của đại diện các Sở, ngành và địa phương liên quan, với mục tiêu giải quyết các vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Dự án Khu liên hợp Thể dục Thể thao Bình Thuận đã được thống nhất vị trí và quy mô đầu tư từ năm 2019, với diện tích 23,2ha. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn chưa triển khai do gặp khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thể thao thành tích cao của Bình Thuận đã có bước phát triển đáng kể nhờ vào đầu tư đúng hướng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất hiện tại vẫn còn hạn chế, chưa đủ tiêu chuẩn để tổ chức các giải đấu cấp tỉnh và khu vực. Với mật độ dân cư ngày càng tăng và nhu cầu thể dục thể thao ngày càng lớn, việc xây dựng khu liên hợp thể thao mới là cần thiết để đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
> > Việt Nam sắp có thêm một cửa khẩu quốc tế song phương
Ảnh minh hoạ |
Qua khảo sát một số vị trí mới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất vị trí tại góc vòng xoay Hàm Kiệm, Tiến Thành và ĐT.719B, với diện tích khoảng 20ha.
Tiêu chí, quy mô dành cho Khu liên hợp Thể dục Thể thao Bình Thuận, dự kiến sẽ có các hạng mục như: sân vận động 20.000 chỗ, nhà thi đấu đa năng 3.000 chỗ, khu tập luyện bóng đá, điền kinh ngoài trời, khu tập huấn, huấn luyện trong nhà, trạm xử lý chất thải, dịch vụ vệ sinh công cộng, cây xanh…
Qua kiểm tra thực tế và nghe báo cáo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh nhấn mạnh: Đây là dự án trọng điểm của tỉnh trong giai đoạn 2026-2030, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn chỉnh báo cáo, chậm nhất 25/11 trình Ban cán sự đảng UBND tỉnh xem xét.
Trong đó đặc biệt lưu ý, phải nêu đầy đủ thông tin các vị trí được khảo sát và đề xuất vị trí lựa chọn; rà soát đề xuất quy mô và phân kỳ đầu tư theo quy định, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả sử dụng sau đầu tư, phù hợp với thực trạng và hệ sinh thái, tiến độ các loại quy hoạch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các Sở, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các công việc liên quan đến quy hoạch chung, quy hoạch phân khu tại khu vực đề xuất.
Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là dự án quan trọng, có vai trò bước ngoặt đối với hệ thống giao thông của Việt Nam. Dự án đi qua 20 tỉnh, thành phố. Mỗi địa phương được bố trí 1 nhà ga, bên cạnh đó, có địa phương được bố trí 2 ga để đảm bảo tàu chạy với vận tốc khai thác tối đa 320km/h, chiếm 70-80% chiều dài giữa 2 ga dừng (cự ly tăng tốc khoảng 7,2km; cự ly giảm tốc khoảng 9,5km). Trong đó, Bình Thuận là một trong những địa phương được bố trí 2 ga đường sắt tốc độ cao. Cụ thể, theo dự kiến, tỉnh sẽ có ga Phan Rí tại huyện Bắc Bình và ga Mương Mán tại huyện Hàm Thuận Nam. |
> > Cây cầu có tuổi đời lớn nhất Việt Nam sẽ được ‘lên đời’ theo hướng bảo tồn