Cây cầu có tuổi đời lớn nhất Việt Nam sẽ được ‘lên đời’ theo hướng bảo tồn
Sau 122 năm hoạt động, cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng với nhiều hạng mục hư hỏng cần thay thế, làm hạn chế khả năng lưu thông của phương tiện và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Sở Giao thông vận tải mới trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên” nhằm hỗ trợ công tác sửa chữa, tôn tạo.
Dự án đặc biệt chú trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của cầu Long Biên.
Sau 122 năm hoạt động, cầu Long Biên đã xuống cấp nghiêm trọng với nhiều hạng mục hư hỏng cần thay thế, làm hạn chế khả năng lưu thông của phương tiện và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Cầu Long Biên không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của Thủ đô, gắn liền với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc. Vì vậy, dự án kỹ thuật “Nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên” do Sở Giao thông vận tải thực hiện sẽ đóng vai trò như một cơ sở tham chiếu quan trọng, hỗ trợ các dự án đầu tư nhằm cải tạo, nâng cấp và bảo tồn cầu với mục tiêu kép: giữ gìn di sản và đảm bảo sự an toàn cho giao thông.
>> ‘Ông lớn’ phát triển khu công nghiệp phía Nam đang sẵn hơn 1.000ha quỹ đất cho thuê
Theo Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội, cầu Long Biên sẽ được ‘lên đời’ theo hướng bảo tồn. Nguồn ảnh: internet |
Theo ông Vũ Quang Hưng - Phó Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn CTCP Đường sắt Hà Hải, qua lần kiểm định gần đây nhất, giá trị hoạt tải và một số điều kiện đảm bảo an toàn của cầu Long Biên vẫn trong điều kiện cho phép. Đây là cây cầu mang giá trị lịch sử, nên về lâu dài cần có một dự án sửa chữa tổng thể cho cây cầu.
Theo dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên” do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt với sự hỗ trợ và phối hợp từ Đại sứ quán Pháp đã đưa ra giải pháp cải tạo, sửa chữa cầu Long Biên mà không phải là dự án đầu tư xây dựng.
Dự án bao gồm ba hợp phần chính: Khảo sát, thu thập dữ liệu và phân tích đánh giá; đề xuất các giải pháp cải tạo và sửa chữa cầu trong ngắn hạn nhằm đảm bảo an toàn giao thông; và nghiên cứu, đề xuất phương án sử dụng cầu trong tương lai khi tuyến đường sắt quốc gia ngừng khai thác qua cầu, bàn giao lại cho TP. Hà Nội quản lý.
Bên cạnh mục tiêu đảm bảo giao thông, Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội đặc biệt nhấn mạnh yếu tố bảo tồn các giá trị lịch sử và văn hóa của cầu Long Biên.
Được biết, hiện hai bên mới đang nghiên cứu dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm đánh giá toàn diện hiện trạng cầu thời điểm hiện nay. Trên cơ sở đó, định hướng quy hoạch và công năng sử dụng cầu trong tương lai nhằm đề xuất giải pháp cải tạo, sửa chữa cầu.
Theo kế hoạch, dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên” sẽ kéo dài đến hết năm 2025 với tổng kinh phí gần 780.000 USD do cơ quan kinh tế Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tài trợ.
Cầu Long Biên được thiết kế theo kiểu có rầm chìa mà công ty Daydé & Pillé áp dụng lần đầu tiên cho cầu ở Tobiac (Paris) trên tuyến đường sắt Pari - Orleans của nước Pháp.
Cầu có chiều dài 1.862m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Giữa cầu có đường ray đơn dành cho tàu hỏa. Hai bên cầu có đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Với tuổi đời hơn 120 năm, đây là cây cầu lâu đời nhất Việt Nam.
>> Tỉnh nhỏ nhất Đông Nam Bộ sắp có huyện mới hơn 250km2, quy mô dân số hơn 240.000 người