Tỉnh duy nhất 16 lần lọt top địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước
Trong suốt 16 năm qua, tỉnh này đã liên tục lọt top 5 tỉnh, thành có chỉ số PCI cao nhất cả nước.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh có lợi thế cho sự phát triển của doanh nghiệp dân doanh. Chỉ số này lần đầu tiên được công bố thí điểm vào năm 2005 và áp dụng cho 42 tỉnh, thành tại Việt Nam. Sau đó một năm, chỉ số này đã được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của tất cả các tỉnh, thành trên cả nước.
Chỉ số này là thước đo quan trọng về môi trường kinh doanh của mỗi địa phương và là một yếu tố quan trọng để quyết định địa điểm đầu tư, đồng thời cũng là bàn đạp mạnh mẽ cho mỗi doanh nghiệp có động lực phấn đấu, phát triển.
Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) mới nhất, tỉnh Đồng Tháp đạt 69,66, xếp vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng cả nước. Vị trí này đã được Đồng Tháp duy trì liên tiếp trong 16 năm, từ 2008 đến nay.
So với năm 2023, PCI của Đồng Tháp giảm 0,02 điểm nhưng ghi nhận sự cải thiện hơn so với năm trước về chỉ số thành phần quan trọng. Tiêu biểu như chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp tăng 0,71 điểm; chỉ số cạnh tranh bình đẳng tăng 0,39 điểm; chỉ số thiết chế pháp luật, an ninh trật tự tăng 0,35 điểm,... Đặc biệt lưu ý, trong 2 năm 2023 và 2024, Đồng Tháp liên tục xếp thứ nhất trên toàn quốc về tiêu chí minh bạch trong kinh doanh.
Vị trí này được Đồng Tháp duy trì từ năm 2008 với 66,64 điểm. Chỉ sau đó 4 năm, với 63,79 điểm, tỉnh này đã vươn lên giữ vị trí top 1 toàn quốc về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đặc biệt lưu ý, năm 2020, chỉ số PCI của Đồng Tháp đạt 72,81 điểm - kỷ lục cao nhất trong 15 năm.
Điểm số PCI của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2023 - Nguồn: PCI Việt Nam |
Tại Đồng Tháp, chủ trương “đồng hành cùng nhà doanh nghiệp” được tỉnh này tích cực thực hiện nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Từ đó chỉ số PCI của tình luôn duy trì ở mức cao trong suốt nhiều năm qua. Tính đến tháng 11/2023, 597 doanh nghiệp được thành lập với tổng vốn đăng ký 3.214 trên toàn tỉnh, góp phần nâng số doanh nghiệp hoạt động lên 5.250 doanh nghiệp.
Trong năm 2023, Đồng Tháp có 3 chỉ số xếp top 5 cả nước trong tổng 10 chỉ số được sử dụng để đánh giá. Trong đó bao gồm: Chi phí thời gian xếp thứ 5 với 8,39 điểm; Cạnh tranh bình đẳng ở vị trí thứ 3 với 6,72 điểm và cuối cùng là thiết chế pháp lý ở vị trí thứ 2 với 8,31 điểm.
Theo Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp, được cộng đồng doanh nghiệp dành sự tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng điều hành, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn là một sự khích lệ, cổ vũ tinh thần to lớn. Đồng thời đây cũng là thành quả của những nỗ lực, cố gắng rất đáng được tuyên dương của cả hệ thống chính trị. Từ đó, phản ánh tốt khả năng quản trị và ứng phó thực tiễn của các cấp chính quyền tỉnh.
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh duy nhất sở hữu địa bàn ở 2 bờ sông Tiền. Tỉnh có đường biên giới giáp với Campuchia dài hơn 50km với 4 cửa khẩu. Đây cũng là nơi phù hợp để phát triển du lịch sinh thái. Địa hình của tỉnh Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao thông thưởng chỉ từ 1 - 2m so với mực nước biển.
Đồng Tháp trọng điểm sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, năm 2021 dù trải qua đại dịch Covid - 19 căng thẳng nhưng diện tích gieo trồng cả năm của toàn tỉnh là 504.295ha; chăn nuôi và thủy sản có những chuyển biến tích cực với 14.130 tỷ đồng tổng giá trị sản xuất chăn nuôi và thủy sản trong cả năm.
Theo kết quả công bố gần đây của Tổng Cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) đạt 5,93%, tăng 0,22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ghi nhận tăng trưởng ở mức khá đối với ngành sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp tích cực tổ chức nhiều chương trình thúc đẩy, hỗ trợ nên các ngành thương mại, du lịch của tích cũng ghi nhận đà tăng trưởng khá. Mặc dù ghi nhận mức tăng trưởng ổn định nhưng với mục tiêu đặt ra cho cả năm 2024, Đồng Tháp còn phải rất nỗ lực và cố gắng.