Vĩ mô

Điều bất ngờ ở tỉnh có mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam

Phúc Lam 25/07/2024 20:08

Hơn 11km2 là diện tích của mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. 10 năm trôi qua nhưng hoạt động khai thác vẫn đang dậm chân tại chỗ.

Đất hiếm là nhóm nguyên tố tồn tại với hàm lượng rất ít trong vỏ Trái đất. Có hai nhóm nguyên tố đất hiếm gồm: 10 nguyên tố nhóm nặng và 7 nguyên tố nhóm nhẹ.

Đất hiếm là những loại khoáng sản quý hiếm và được ứng dụng nhiều trong thực tế như: chế tạo nam châm vĩnh cửu cho các nhà máy phát điện, diệt mối, làm vật liệu siêu dẫn, ứng dụng trong công nghệ laser, sản xuất máy tính, màn hình LCD, tấm pin mặt trời, bổ sung vào phân bón để bón cho cây trồng,... Chính vì những ứng dụng tuyệt vời trong sản xuất, nông nghiệp mà đất hiếm trở thành “vũ khí chiến lược” của bất kỳ cường quốc nào trên thế giới.

Mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, mỏ khoáng sản đất hiếm lớn nhất Việt Nam là mỏ Đông Pao thuộc xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có diện tích gần 133ha với trên 5 triệu tấn oxit và thân quặng chính là F3 và F7. Trữ lượng được cấp phép bao gồm khoảng 1,1 triệu tấn đất hiếm (TR2O3), khoảng 4,2 triệu tấn Barit (BaSO4) và Fluorit (CaF2) chiếm cao nhất, khoảng 6 triệu tấn.

Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao đã được phê duyệt, theo đó mỏ này gồm 2 khu. Khu mỏ tuyển 1 gồm 2 khai trường thân quặng F3 và thân quặng F7. Trong 10 năm đầu tiên, công suất khai thác là 273.000 tấn quặng nguyên khai/năm và tăng thêm 24% từ năm thứ 11.

Khu mỏ tuyển 2 có trữ lượng 20,6 triệu tấn gồm 5 khai trường các thân quặng F9, F10, F14, F16 và F17. Khu mỏ tuyển 2 hoạt động với công suất 750.000 tấn quặng nguyên khai/năm và trong giai đoạn tiếp theo duy trì công suất 1,63 triệu tấn quặng nguyên khai/năm đối với những thân quặng còn lại.

Quá khứ 10 năm “dậm chân tại chỗ”

Từ năm 2014, trách nhiệm quản lý toàn bộ mỏ đất hiếm này thuộc về Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu - Vimico (Lavreco) với diện tích khai thác gần 133ha, thời hạn 30 năm.

Thành lập từ năm 2008, công ty Lavreco có 6 cổ đông lớn với vốn điều lệ 350 tỷ đồng. Nhiệm vụ chính là thăm dò, khai thác, chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao. Tại thời điểm đó, lãnh đạo công ty phát biểu về mức đầu tư 1.000 tỷ đồng của dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác, chế biến đất hiếm với sức lao động của 400 công nhận địa phương và hứa hẹn doanh thu hàng năm đạt 1.050 tỷ đồng.

Tuy nhiên, những dự định bị bỏ ngỏ khi Lavreco vẫn chưa có các hoạt động khai thác nào đáng chú ý, mọi kế hoạch chỉ dừng lại ở việc quản lý và bảo vệ mỏ trong suốt 10 năm mỏ được cấp phép khai thác. Thậm chí, năm 2022, công ty không ghi nhận lợi nhuận và doanh thu giảm về 240 triệu đồng.

Kế hoạch tương lai

Sau nhiều năm “đắp chiếu”, kế hoạch đến cuối năm 2026 của Tổng công ty Khoáng sản TKV (VIMICO) là sản xuất tinh quặng đất hiếm và các sản phẩm đi kèm như fluorit, barit - nguyên liệu thiết yếu để sản xuất chất bán dẫn từ mỏ đất hiếm Đông Pao.

Tỉnh có mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam
Mỏ đất hiếm Đông Pao, Lai Châu - Ảnh: Internet

Theo báo cáo gần đây của VIMICO, tìm kiếm đối tác là thách thức mà công ty gặp phải trong nhiều năm qua, tuy nhiên được thử nghiệm công nghệ chế biến đất hiếm từ quặng nguyên khai của mỏ là những đề nghị hấp dẫn được đưa ra; hoặc cũng có những đề xuất mua nguyên liệu tinh quặng đất hiếm sau đó sản xuất những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; hay có đối tác muốn hợp tác từ khâu khai thác, tuyển khoáng.

Theo kế hoạch đề ra, phần khai thác và tuyển khoáng để sản xuất ra sản phẩm tinh quặng đất hiếm với khối lượng khoảng 80.000 - 90.000 tấn/năm, hàm lượng > 30% tổng oxit đất hiếm sẽ được Lavreco chịu trách nhiệm đầu tư bằng vốn tự có. Ngoài ra, đối với tinh quặng barit khoảng 100.000 - 160.000 tấn/năm hàm lượng ≥ 80%, tinh quặng fluorit khoảng 200.000 - 250.000 tấn/năm đối với tinh quặng fluorit, có hàm lượng ≥ 70%. Sau đó, công ty này cùng các đối tác thực hiện hợp tác để chế biến hoặc xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Lavreco sẽ đầu tư xây dựng nhà máy tuyển khoáng theo các mô đun, dự kiến đến cuối năm 2026 sẽ sản xuất ra tinh quặng đất hiếm và các sản phẩm đi kèm như fluorit, barit.

Lai Châu nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, có 265,165km đường biên giới. Đây là địa danh có địa hình chủ yếu là đồi núi cao hiểm trở, xen lẫn nhiều thung lũng sâu, cùng với đó là những thác ghềnh, sông suối với dòng chảy lưu lượng lớn.

Lai Châu là một trong những tỉnh có tình hình kinh tế khó khăn của Việt Nam. Tuy nhiên sau nhiều cố gắng, nỗ lực cải thiện, tình hình kinh tế nơi đây đã có nhiều tiến triển, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 13%/năm, các ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng phát triển tăng lần lượt 9,6% và 1,7%.

>> Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án năng lượng trọng điểm

Địa phương có diện tích lớn nhất tỉnh Hải Dương chuyển 27ha đất trồng lúa để xây dựng KĐT nghìn tỷ

Hàng loạt quận, huyện ở thành phố đông dân nhất Việt Nam lọt vào ‘tầm ngắm’ giảm hạn mức đất

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dieu-bat-ngo-o-tinh-co-mo-dat-hiem-lon-nhat-viet-nam-243151.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Điều bất ngờ ở tỉnh có mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH