Trước khi ‘về chung một nhà’, hai tỉnh này đã làm gì để phát triển kinh tế tư nhân?
Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.
Bảng xếp hạng PCI năm 2024 cho thấy Hải Phòng đứng ở vị trí đầu tiên với 74,84 điểm. Bắc Giang xếp ở vị trí thứ tư với 71,24 điểm.
Đây là năm thứ hai liên tiếp Bắc Giang đứng thứ 4 cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và là kết quả của quá trình cải cách đồng bộ, quyết liệt và nhất quán.
Trong nhiều năm qua, Bắc Giang đã kiên định theo đuổi các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư theo hướng minh bạch, hiệu quả và thân thiện với doanh nghiệp. Các chỉ số thành phần như gia nhập thị trường, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng và hỗ trợ doanh nghiệp đều ghi nhận những bước tiến rõ rệt.
Theo báo Bắc Giang, tính đến tháng 3/2025, toàn tỉnh có hơn 18,3 nghìn doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Trong đó phần lớn là doanh nghiệp tư nhân với tổng vốn đăng ký đạt 210,8 nghìn tỷ đồng.
Các doanh nghiệp hoạt động đa dạng lĩnh vực, từ may mặc đến sản xuất sản phẩm, linh kiện điện tử. Thu ngân sách khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh liên tục tăng, năm 2024 đạt hơn 5,6 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 30,7% tổng thu nội địa.
Bên cạnh đó, số lượng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh đạt 126 nghìn người; bình quân thu nhập đạt hơn 11,8 triệu đồng/người/tháng.
Những kết quả trên đạt được là nhờ trong thời gian qua, khu vực kinh tế tư nhân luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng với nhiều cơ chế, chính sách khuyến mãi...
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: TTXVN |
Để kinh tế tư nhân của tỉnh vươn mình phát triển, tỉnh Bắc Giang đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, phát triển đội ngũ doanh nhân của tỉnh có quy mô, năng lực và trình độ khá trở nên làm nòng cốt, nhân tố đóng góp quan trọng cho nền kinh tế và tham gia vào chuỗi cung ứng, giá trị toàn cầu; làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh; có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn...
Chia sẻ với báo Bắc Giang, ông Vũ Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Tài chính thông tin, để đạt mục tiêu trên, tỉnh cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng yếu như: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên, doanh nghiệp, doanh nhân trong việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đổi mới tư duy, nghiên cứu, xây dựng thêm các chính sách hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển bền vững; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho kinh tế tư nhân phát triển...
Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; đổi mới sáng tạo; thúc đẩy hình thành và phát triển các khu công nghệ cao, các doanh nghiệp khoa học công nghệ...
Đồng thời, tỉnh quan tâm xóa bỏ mọi định kiến, rào cản; đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về phương án sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh sẽ hợp nhất thành tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Sáng 12/5, tại tỉnh Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng gặp mặt doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực khoa học công nghệ.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khẳng định quan điểm nhất quán của tỉnh: Doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phải trở thành lực lượng chủ công trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và kiến tạo giá trị bền vững.
Thời gian qua, Bắc Ninh không ngừng hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh, bình đẳng và an toàn.
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Bắc Ninh đã vươn mình mạnh mẽ, đầu tư bài bản vào R&D, ứng dụng công nghệ 4.0, mô hình quản trị hiện đại để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu - từ cơ khí truyền thống vươn lên làm chủ công nghệ sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn, sản phẩm AI, thiết bị tự động hóa...
Phó Thủ tướng khẳng định: “Những cái tên như Thành Đồng, Hanel PT, Hanpo Vina, Innotek, Autotech… không chỉ làm nên niềm tự hào của địa phương, mà còn là hình mẫu truyền cảm hứng cho khu vực tư nhân cả nước”.
>>Sau sáp nhập, địa phương này trở thành điểm đến lý tưởng cho kinh tế tư nhân bứt phá