Tỉnh miền Bắc lọt top 5 địa phương hút FDI lớn nhất cả nước: Bất ngờ số doanh nghiệp giải thể tăng mạnh

18-05-2024 14:02|Thảo Đan

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có gần 17.000 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc đăng ký kinh doanh.

Tính đến hết quý I/2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 510 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc thành lập mới, đạt 18% so kế hoạch năm 2024 đề ra là thành lập mới 2.000 doanh nghiệp.

Số vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 124,3% so với cùng kỳ. Số vốn đăng ký bình quân của mỗi doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là gần 15 tỷ đồng. Cùng với đó, có gần 280 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, tăng 9,9% so với thời điểm này của năm 2023.

Luỹ kế đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Quảng Ninh có gần 17.000 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc đăng ký kinh doanh (trong đó có 11.617 doanh nghiệp và chi nhánh đang hoạt động, có kê khai thuế), với vốn đăng ký đạt hơn 346.000 tỷ đồng. Cũng trong quý I, toàn tỉnh đã thành lập mới 55 hợp tác xã (HTX), bằng 110% so với kế hoạch năm, chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (chiếm 85,6%). Đến nay, toàn tỉnh có 590 HTX đang hoạt động có kê khai thuế.

Tuy nhiên, cũng trong quý I/2024, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể cũng tăng mạnh. Cụ thể, đã có gần 900 doanh nghiệp tạm ngừng, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2023; 61 doanh nghiệp giải thể, tăng gần 42% so cùng kỳ.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thể cho rằng, nguyên nhân phần lớn là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, giá cả năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra còn có những khó khăn nội tại của doanh nghiệp do khó tiếp cận thị trường, vốn, nguồn nhân lực…

>> Hải Phòng: Lộ diện những khu vực trung tâm sắp được mở rộng

Quảng Ninh hướng tới là trung tâm du lịch quốc tế - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
TP. Hạ Long

Với mục tiêu phát triển thêm hơn 2.000 doanh nghiệp trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh xác định việc đồng hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn sẽ là yếu tố quan trọng nhất.

Trong quý I/2024, tỉnh đã tập trung tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để ngành than, điện phát triển ổn định, bền vững, tăng cường các nguồn lực cho đầu tư phát triển hợp lý góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo quy hoạch.

Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các ngành xi măng, ngành điện tử, dệt may, dầu ăn, bột mỳ... đẩy mạnh sản xuất, kết nối phát triển thị trường tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa.

Tỉnh cũng chỉ đạo khai thác tối đa dư địa tăng trưởng từ lĩnh vực xây dựng; thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đầu tư và khu vực dân doanh gắn với khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu xây dựng được cung cấp trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh đang ưu tiên trước hết vào việc tập trung rà soát, đơn giản hóa, thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hhành chính theo quy trình giải quyết “5 bước trên môi trường điện tử” để phục vụ tốt hơn nữa người dân, doanh nghiệp; triển khai mô hình 53 dịch vụ công thiết yếu, mô hình thủ tục hành chính không giấy tờ, giải quyết phi địa giới hành chính. Chuẩn hóa, xây dựng mẫu đơn tờ khai điện tử (e-form) theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa…

Ngoài ra, qua các kênh xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại, các sở, ngành chức năng của tỉnh đã và đang hỗ trợ đưa thông tin sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài (tập trung vào Thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, các nước ASEAN..) để tìm kiếm cơ hội giao thương, tìm kiếm đối tác nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật, bột mì - những sản phẩm sản xuất chủ lực của tỉnh phát triển thêm thị trường xuất khẩu tiềm năng (như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,...).

Với những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiệu quả, Quảng Ninh đã nhận được sự đánh giá rất cao của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong công tác đồng hành, hỗ trợ. Điều này được thể hiện rõ nét qua vị trí dẫn đầu liên tiếp nhiều năm của tỉnh trong các bảng xếp hạng cải cách như PCI, PAR Index, SIPAS...

Tính đến ngày 20/4/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký cấp mới có 966 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 7,11 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 73,2% về số vốn đăng ký.

Vốn FDI tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư là Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Phòng. 10 địa phương này đã chiếm gần 75% số dự án mới và hơn 79% số vốn đầu tư của cả nước trong 4 tháng.

Vốn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Bắc Ninh là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam với diện tích chỉ vỏn vẹn 822,7km2. Bắc Ninh cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 50km.

>> Thị xã của Quảng Ninh sẽ lên thành phố vào năm sau: Đón dự án truyền tải điện, là 'mỏ vàng' của tỉnh

Bất ngờ doanh nghiệp muốn khai thác gần 14.000 tấn quặng vàng/năm tại huyện rộng nhất Việt Nam

Hơn 37 tỷ USD vốn FDI chảy vào ngành dệt may: Tỉnh nào chiếm 'ngôi vương'?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-mien-bac-lot-top-5-dia-phuong-hut-fdi-lon-nhat-ca-nuoc-bat-ngo-so-doanh-nghiep-giai-the-tang-manh-235244.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh miền Bắc lọt top 5 địa phương hút FDI lớn nhất cả nước: Bất ngờ số doanh nghiệp giải thể tăng mạnh
POWERED BY ONECMS & INTECH