Tỉnh miền Trung là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam sẽ lên thành phố trực thuộc TW

07-04-2024 07:20|Hải Yến

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng tỉnh miền Trung này sẽ trở thành thành phố trực thuộc TW đậm đà bản sắc văn hóa với 13 chữ "Bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững".

Đô thị di sản đặc trưng

Sáng 6-4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 với mục tiêu đưa Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025.

Theo đó xác định mục tiêu đến năm 2025 Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam.

Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương mang đậm bản sắc văn hóa Việt vào năm 2025

Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương mang đậm bản sắc văn hóa Việt vào năm 2025

Huế sẽ là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kỳ vọng rằng đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương mang đậm nét là một đô thị đặc thù gói gọn trong 13 chữ "Bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Nhật Linh/Báo Tuổi Trẻ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Nhật Linh/Báo Tuổi Trẻ

"Tôi tin tưởng rằng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc của mình để thực hiện các bản quy hoạch trên một cách có hiệu quả, mang lại giá trị mới, mang lại của cải vật chất cho nhân dân và góp phần xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng", Thủ tướng nhấn mạnh, theo báo Tuổi Trẻ.

Thành phố di sản văn hóa thế giới

Mùa du lịch Huế từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, đẹp nhất là 3-4 tháng đầu năm, tiết trời mát mẻ. Với những du khách yêu núi, biển, thích ngắm bình minh và hoàng hôn, thời điểm nên đi là tháng 6-8 khi mặt trời đẹp nhất trong năm, nước biển xanh nhất.

Huế không hẳn có mùa khô, mà chỉ có mùa mưa và mùa ít mưa. Mùa ít mưa thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng nực và oi bức. Khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau là mùa mưa, trời lạnh. Đặc biệt, từ tháng 10 đến tháng 11 cũng chính là mùa bão, mưa to tưởng như không dứt.

Mùa xuân kéo dài từ cuối tháng 1 đến tháng 3, thời tiết lúc này rất đẹp, trời có nắng nhẹ, đôi khi se se lạnh. Từ tháng 4 đến tháng 7, mùa hè nắng nóng, Huế cũng là địa điểm du lịch lý tưởng với những du khách yêu thích biển. Cố đô vào hè có sắc vàng của hoa điệp, hồng của muồng hoa đào; sắc tím của bằng lăng... Tháng 8, thành phố vào thu, mùa đẹp nhất trong năm.

Dưới đây là những điểm tham quan, trải nghiệm gợi ý:

1. Đồi Vọng Cảnh

Đồi Vọng Cảnh cao 43 m, tọa lạc ở phía Tây Nam TP Huế. Chân đồi tiếp giáp bờ sông Hương, lại nằm trên cung đường có nhiều điểm đến như làng hương Thủy Xuân, lăng vua Tự Đức, lăng Thiệu Trị... nên từ lâu đã trở nên nổi tiếng và là điểm dừng chân của nhiều du khách.

Đồi Vọng Cảnh

Đồi Vọng Cảnh

Thời điểm thích hợp nhất để đến Vọng Cảnh là vào hoàng hôn, ngắm nhìn sông Hương đỏ lên dưới ánh mặt trời cùng những chiếc thuyền rồng nhẹ trôi, xa xa là núi đồi.

2. Quốc học Huế

Đây là trường trung học đầu tiên của Huế xây từ thời vua Thành Thái, vào năm 1896. Hiện trường nằm ở số 12 đường Lê Lợi, ngay trung tâm. Trường nổi bật với màu sơn đỏ rực rỡ và những hàng cây cổ thụ xanh mướt quanh năm. Khuôn viên Quốc học Huế rất rộng nên bạn cứ thư thả đi dạo các hành lang, lớp học, sân trường, tham quan những kiến trúc Pháp xưa và chụp hình lưu niệm.

>> Trường Quốc học 6 lần đón cầu truyền hình Olympia: Gần 130 năm tuổi, "địa chỉ đỏ" đào tạo nhân tài, là nơi hoạt động cách mạng đầu tiên của Bác Hồ

Quốc học Huế

Quốc học Huế

Bạn ghé trường vào buổi trưa như 11h30 hoặc sau 17h để tham quan và chụp ảnh lúc vắng học sinh. Trường có nhiều cây lớn rất mát mẻ, nếu đi vào sáng sớm có thể bảo vệ không cho vào vì trong giờ học của học sinh. Phí gửi xe vào trường là 5.000 đồng.

3. Nhà thờ Phủ Cam

Nằm ở số 1 đường Đoàn Hữu Trưng, công trình kiến trúc độc đáo là điểm "sống ảo" đẹp như trời Âu. Trải qua thăng trầm lịch sử, nhà thờ Phủ Cam được cho là đẹp nhất xứ Huế này đã có trên dưới 10 lần xây dựng lại kể từ năm 1682.

Nhà thờ Phủ Cam

Nhà thờ Phủ Cam

Nhà thờ nằm trên đồi Phước Quả, chánh tòa và hai tháp chuông vươn lên trời cao rất bề thế, uy nghiêm. Bên trong nhà thờ là thánh đường rộng rãi, thoáng đãng có thể chứa tới 3.000 người cùng lúc. Vì nhà thờ Phủ Cam là địa điểm tôn giáo nên bạn cần ăn mặc lịch sự, giữ yên tĩnh khi tham quan và chụp ảnh.

4. Làng Thủy Xuân

Trên đường đến thăm đồi Vọng Cảnh, lăng Tự Đức, du khách sẽ đi qua làng hương Thủy Xuân, cách trung tâm TP Huế khoảng 7 km. Nơi này gây ấn tượng với du khách bởi những bó chân hương rực rỡ như những bông hoa đủ màu sắc.

Làng Thủy Xuân. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Làng Thủy Xuân. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ngoài chụp những bức hình nghệ thuật, du khách có thể trò chuyện cùng những người làm hương, để hiểu hơn về Huế, về nét văn hóa truyền thống này. Khu vực tham quan tập trung ở hai bên đường Huyền Trân Công Chúa.

5. Đại Nội Huế

Đại Nội Huế có hơn 100 công trình kiến trúc nổi bật như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Miếu, Thế Miếu... Quần thể công trình cổ kính này được bố trí theo nguyên tắc "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ", tính từ trong ra. Ngay cả các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự "tả chiêu hữu mục" (trái trước, phải sau, lần lượt theo thời gian).

>> Cung điện triệu đô trong Đại nội Huế, là nơi vua Bảo Đại họp bàn thoái vị

Đại Nội Huế. Ảnh: Báo Lao Động

Đại Nội Huế. Ảnh: Báo Lao Động

Vì khuôn viên Đại Nội Huế rất rộng cũng như tiết trời nắng nóng mùa hè, bạn nên đến từ sáng sớm ngay khi mở cửa lúc 7h và mang theo mũ, nón tránh nắng. Bạn cần ít nhất 3 tiếng tham quan khu di tích. Vé vào Đại Nội giá 200.000 đồng một người. Khi ghé thăm các điểm tham quan tại Huế, du khách có thể thuê áo Nhật Bình chụp ảnh để hóa thân thành hậu, phi, công chúa thời xưa.

>> 'Thành phố dưới lòng đất' duy nhất Việt Nam có vai trò lớn trong chiến thắng 30/4, sẽ được trình UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 2027

Tham quan nhà thờ hình con gà có 1-0-2 trên thế giới, bị bỏ hoang nhiều năm nhưng vẫn nườm nượp khách đến tham quan

Thác nước đẹp như phim mới được phát hiện ở tỉnh miền Trung 'đẹp nhất Nam Trung Bộ'

Hang động lưu giữ dấu tích người tiền sử hiếm có ở ĐNA tại một tỉnh miền Trung, bên trong chứa loạt mộ cổ chôn theo hình bó gối niên đại 10.000-12.000 năm trước

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-mien-trung-la-do-thi-di-san-dac-trung-cua-viet-nam-se-tro-thanh-thanh-pho-truc-thuoc-tw-d119789.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh miền Trung là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam sẽ lên thành phố trực thuộc TW
POWERED BY ONECMS & INTECH