Tỉnh nhỏ thứ 2 Việt Nam sắp sáp nhập 4 cụm và KCN hơn 1.000 tỷ đồng

03-06-2024 16:19|An Nhiên

Để đạt được mục tiêu năm 2030 trở thành một trong những trung tâm công nghệ cao của vùng, tỉnh này sẽ tiến hành sáp nhật 4 cụm, khu công nghiệp (KCN) hơn 1.375 tỷ đồng.

Thông tin từ UBND tỉnh Hà Nam vào 2/6 cho biết trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hà Nam đã phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Hà Nam ưu tiên đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đường giao thông trong những năm tới.

Một góc của tỉnh Hà Nam. Ảnh: Internet

Một góc của tỉnh Hà Nam. Ảnh: Internet

Dự kiến trong thời gian tới, UBND tỉnh Hà Nam sẽ sáp nhập cụm công nghiệp Châu Giang (tổng vốn đầu tư 475 tỷ đồng) vào KCN Châu Giang I và cụm công nghiệp Lê Hồ (tổng vốn đầu tư khoảng 900 tỷ đồng) vào KCN Kim Bảng I khi đáp ứng đủ các điều kiện theo như quy định của pháp luật.

>> Luật Đất đai 2024 quy định diện tích đất tối thiểu để cấp sổ đỏ như thế nào?

Ngoài ra, trong phương án phát triển các khu chức năng, tỉnh Hà Nam cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ các thủ tục, triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghệ cao Hà Nam với quy mô khoảng 663ha (huyện Lý Nhân).

Tỉnh này cũng sẽ nâng cao chất lượng hạ tầng, dịch vụ, hiệu quả hoạt động của 8 khu công nghiệp đã thành lập gồm Đồng Văn I, Đồng Văn II, Đồng Văn III, Đồng Văn IV, Hòa Mạc, Châu Sơn, Thanh Liêm, Thái Hà giai đoạn 1 với tổng diện tích 2.561ha.

Đồng thời, Hà Nam cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư để lấp đầy 2 KCN đã có chủ trương đầu tư (KCN Đồng Văn I mở rộng về phía Đông đường cao tốc và KCN Thái Hà giai đoạn II).

Tỉnh Hà Nam dự kiến sẽ sáp nhập 4 cụm, khu công nghiệp khoảng 1.375 tỉ đồng. Ảnh: Internet

Tỉnh Hà Nam dự kiến sẽ sáp nhập 4 cụm, khu công nghiệp khoảng 1.375 tỉ đồng. Ảnh: Internet

Theo dự kiến, đến năm 2030, tỉnh Hà Nam sẽ ưu tiên thành lập mới, mở rộng và phát triển các KCN có vị trí địa lý thuận lợi, khả năng thu hút các nhà đầu tư, tạo động lực thúc đẩy việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh gồm KCN Kim Bảng II, Kim Bảng III, Kim Bảng IV, Thanh Bình I, Thành Bình II, Bình Lục, Thái Hà III.

Ngoài ra, các KCN Châu Giang II, Thái Hà II, Đạo Lý sẽ được thành lập mới tùy theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thực tế của địa phương trong thời kỳ quy hoạch, dự kiến các KCN mới thành lập sẽ có tổng diện tích khoảng 3.200ha.

Tỉnh Hà Nam cũng sẽ tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật 5 cụm công nghiệp theo hiện trạng, giữ nguyên diện tích gồm các KCN như Nam Châu Sơn, Thanh Hải, Nhật Tân, Bình Lục, Cầu Giát.

Các KCN hiện có như Kim Bình, Thi Sơn, Trung Lương cũng sẽ được điều chỉnh, mở rộng với 3 cụm công nghiệp, thành lập 14 cụm công nghiệp mới với tổng diện tích 726ha.

Trong năm 2023, tỉnh Hà Nam giữ mức tăng trưởng kinh tế ổn định, đứng thứ 8 toàn quốc và xếp thứ 5 của vùng Đồng bằng sông Hồng.

GRDP của Hà Nam đạt hơn 50.201 tỷ đồng, tăng 9,41% so với năm trước. Cũng trong năm 2023, Hà Nam thu hút được 35 dự án FDI đầu tư cấp mới tại các KCN trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư ở vào khoảng 549 triệu USD (bằng 156% so với cùng kỳ năm 2022).

Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hà Nam phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghệ cao của vùng.

>> Hiện trạng bê bết của 'Bông hồng vàng' Phú Yên: Sa lầy ở thị trường BĐS, loạt dự án 5 sao ế ẩm dù sale sập sàn

4 trường hợp sẽ được miễn tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024

Cổ phiếu công ty BĐS thuộc 'họ' Vingroup tăng hơn 100% từ đầu năm dù doanh thu các năm chỉ vài tỷ đến vài chục tỷ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-nho-thu-2-viet-nam-sap-sap-nhap-4-cum-va-kcn-hon-1000-ty-dong-d124202.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh nhỏ thứ 2 Việt Nam sắp sáp nhập 4 cụm và KCN hơn 1.000 tỷ đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH