Tỉnh sẽ có nhiều thành phố nhất Việt Nam giải ngân hơn 620 tỷ đồng vốn đầu tư công

07-03-2024 07:54|Thảo Đan

Tỉnh cho biết, giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa quan trọng, đưa dòng vốn đầu tư công vào nền kinh tế, thu hút đầu tư...

Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2024, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm sử dụng vốn ngân sách tỉnh và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh làm tổ trưởng.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãnh đạo tỉnh và liên ngành đã trực tiếp đi kiểm tra hiện trường để nắm bắt tình hình, kịp thời động viên và xử lý các khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB), giải ngân vốn đầu tư công.

Tính đến ngày 28/2, giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 624,8 tỷ đồng, đạt 4,3% kế hoạch vốn, tương đương cùng kỳ năm 2023. Trong 22 chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh, có 8 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao hơn bình quân chung toàn tỉnh, còn lại 14 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh. Ngoài ra còn có 5 địa phương chưa phân khai chi tiết kế hoạch vốn năm 2024.

Mới đây, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh đã họp để nghe và cho ý kiến về tình hình giải quyết khó khăn, vướng mắc trong triển khai tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công năm 2024.

Nhiều ý kiến tại cuộc họp chỉ ra nguyên nhân chủ yếu tỷ lệ giải ngân của một số chủ đầu thấp do công tác chuẩn bị đầu tư một số địa phương còn chậm; GPMB còn vướng mắc kéo dài; nguồn vật liệu san lấp còn nhiều bất cập; việc hoàn trả khối lượng tạm ứng chuyển sang năm 2024 tương đối lớn.

Các ý kiến cũng chỉ ra các dự án khởi công mới năm 2024 còn chậm triển khai; một số trình tự thủ tục còn gây ra ách tắc và quy hoạch chuyển đổi đất lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ còn vướng mắc.

Thống nhất với các ý kiến tại cuộc họp, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh, giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa quan trọng, góp phần khơi thông điểm nghẽn, đưa dòng vốn đầu tư công vào nền kinh tế, thu hút đầu tư, dẫn dắt tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra động lực, không gian phát triển mới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Quảng Ninh với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước 53.000 tỷ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
TP. Hạ Long, Quảng Ninh

>> Một huyện tại Quảng Ninh sắp lên thành phố, sẽ là thành trung tâm công nghiệp giải trí có casino

Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các đơn vị; cá thể hóa trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc, đảm bảo các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết phải được xử lý nhanh chóng, kịp thời, rút ngắn thời gian thực hiện.

Trong đó, yêu cầu gắn trách nhiệm của Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các cấp đối với những nơi có dự án đang triển khai, ưu tiên cho các dự án đầu tư công để đảm bảo cho công tác GPMB, bàn giao đất và không để phát sinh những vấn đề trong quá trình triển khai dự án. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đầu tư công, quản lý sử dụng ngân sách trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các dự án có liên quan đến sở, ngành mình.

Đồng thời, Thường trực Tỉnh ủy cũng yêu cầu phải tập trung tháo gỡ 3 việc. Trong đó, phải tập trung tháo gỡ vướng mắc về nguồn vật liệu san lấp. Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Giao thông và Vận tải phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư tích cực nghiên cứu các nguồn vật liệu thay thế các nguồn vật liệu hiện nay để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu cho các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh tình trạng những cán bộ, công chức thiếu tâm huyết, trách nhiệm, năng lực yếu để trì trệ, gây khó khăn trong xử lý công việc.

Các chủ đầu tư - người trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng phải kịp thời giám sát, quản lý và có báo cáo thực tế về tỉnh, địa phương để có giải pháp xử lý kịp thời, đảm bảo tiến độ dự án cũng như sớm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, ách tắc trong quá trình thực hiện. Xử lý triệt để những vướng mắc trên thực địa liên quan đến GPMB, bố trí tái định cư đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi.

Theo quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ có 13 đơn vị hành chính với 13 đô thị. Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh có 12 đơn vị hành chính với 13 đô thị; Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên. Nếu hoàn thành quy hoạch, Quảng Ninh sẽ là tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam.

>> Một tỉnh đứng Top 2 miền Bắc về hút vốn FDI với gần nửa tỷ USD: Vừa đón 2 dự án lớn

Tỉnh 'tí hon' sắp lên thành phố Trung ương, là cực tăng trưởng của vùng Thủ đô, vừa đón dòng vốn 20.000 tỷ

Tỉnh là 'điểm đến tuyệt vời nhất thế giới' sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-se-co-nhieu-thanh-pho-nhat-viet-nam-giai-ngan-hon-620-ty-dong-von-dau-tu-cong-225468.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh sẽ có nhiều thành phố nhất Việt Nam giải ngân hơn 620 tỷ đồng vốn đầu tư công
    POWERED BY ONECMS & INTECH