Điểm đến

Tỉnh thành có tên gọi ‘kho chứa bạc của nhà vua’, được mệnh danh là ‘xứ sở chùa vàng’ Việt Nam với pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ngoài trời lớn nhất cả nước

Hoàng Giang 08/12/2023 16:04

Ngoài vẻ đẹp của miền sông nước, tỉnh thành này còn có nhiều giá trị văn hóa, tín ngưỡng độc đáo.

Tên tỉnh thành có nghĩa là “Kho chứa bạc của nhà vua”

Theo trang tin điện tử của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, tên gọi Sóc Trăng xuất phát từ từ “Srok Kh'leang” trong tiếng Khmer. Chữ “Srok” có nghĩa là "xứ", trong khi “Kh'leang” có các ý nghĩa như "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Do đó, “Srok Kh'leang” có thể được hiểu là “xứ có kho chứa bạc của nhà vua”. Qua quá trình phiên âm tiếng Khmer sang tiếng Việt, Srok Kh'leang được viết là Sốc-Kha-Lang, sau đó chữ Sốc chuyển thành Sóc và chữ Lang chuyển thành Trăng, từ đó tạo nên tên Sóc Trăng. Dưới thời Minh Mạng, tên Sóc Trăng đã trải qua biến đổi khi bị đổi thành Nguyệt Giang tỉnh.

bando_soctrang.jpg
Vị trí địa lý của tỉnh Sóc Trăng.

Tỉnh Sóc Trăng rộng hơn 3.311km2, dân số hơn 1,2 triệu người, có bờ biển dài 72km với ba cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh.

Sóc Trăng - “Xứ có kho chứa bạc của nhà vua”.

Sóc Trăng - “Xứ có kho chứa bạc của nhà vua”.

Xứ sở chùa vàng

Tỉnh Sóc Trăng được gọi là "xứ sở chùa vàng" với hàng trăm ngôi chùa thuộc sở hữu của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ, người Kinh và người Hoa. Dưới đây là những ngôi chùa du khách không thể bỏ lỡ khi đến Sóc Trăng:

Chùa Som Rong

Ngôi chùa Som Rong tọa lạc tại địa chỉ số 367, đường Tôn Đức Thắng, Phường 5, TP. Sóc Trăng, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho du khách ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến Sóc Trăng. Hình ảnh độc đáo của ngôi chùa được thể hiện qua những đỉnh tháp kỳ vĩ. Đây là công trình xây dựng bởi cộng đồng người Khmer, với kiến trúc độc đáo mang đậm nét tôn giáo.

Chùa Som Rom.

Chùa Som Rom.

Chùa Som Rong được khởi công xây dựng từ năm 2013 và hoàn thành vào năm 2017. Điểm độc đáo của chùa nằm ở sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại trong kiến trúc. Chùa được xây dựng với mục đích phục vụ nhu cầu tâm linh và cầu nguyện của bà con phật tử địa phương. Ngày nay chùa Som Rong trở thành điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới thăm quan.

Ngoài ra, cùa Som Rong còn nổi tiếng với biểu tượng tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất tại Việt Nam.

Empty
Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất tại Việt Nam.

Chùa “dát vàng” Peam Buôl Thmây

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm mới lạ để thăm quan và ngắm cảnh, hãy đến chùa Peam Buôl Thmây. Tên chính thức của chùa là Peam Buôl Thmây trong tiếng Khmer, có nghĩa là "ngã tư mới".

Với kiến trúc ấn tượng lấy cảm hứng từ Thái Lan, tổng thể chung của ngôi chùa là sự đơn giản, tao nhã với màu trắng được chọn làm sắc sơn chủ đạo kết hợp cùng họa tiết được tô điểm nhũ vàng. Ngôi chùa hiện lên sang trọng nhưng vẫn không kém phần uy nghiêm.

Chùa “dát vàng” Peam Buôl Thmây.

Chùa “dát vàng” Peam Buôl Thmây.

Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu)

Chùa Sà Lôn hay còn được biết đến với tên gọi Chùa Chén Kiểu, là một trong những địa điểm tôn giáo nổi tiếng ở Sóc Trăng. Tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, ven Quốc lộ 1A, chùa Sà Lôn ban đầu được xây dựng từ những vật liệu đơn giản. Cho đến năm 1969, chùa mới trải qua quá trình trùng tu và có kiến trúc hoàn chỉnh với chánh điện, sala và bảo tháp như hiện tại.

Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu).

Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu).

Nổi bật khác biệt với sắc vàng rực rỡ của nhiều ngôi chùa khác ở Sóc Trăng, chùa Sà Lôn thu hút sự chú ý bởi họa tiết đa dạng với màu sắc tím, xanh, đỏ, hồng, cam từ sành sứ và chén đĩa được sử dụng bởi cộng đồng Khmer địa phương. Việc sử dụng những vật liệu này không chỉ giảm chi phí xây dựng mà còn tạo nên điểm nhấn độc đáo, ghi điểm với nhiều du khách. Chính vì điều này, chùa Sà Lôn được biết đến với cái tên thú vị "Chùa Chén Kiểu".

>> Khám phá ngôi chùa được ốp từ chén, đĩa gốm sứ 'độc nhất vô nhị' ở Việt Nam

Nghệ thuật đờn ca tài tử - Di sản văn hóa được UNESCO vinh danh

Nghệ thuật đờn ca tài tử xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, có nguồn gốc từ các nghi lễ và âm nhạc cung đình Huế. Đờn ca tài tử là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại nhạc cụ như đàn tam thập lục, sáo, đàn tỳ bà... để tạo nên những giai điệu đẹp.

Nghệ thuật đờn ca tài tử - Di sản văn hóa được UNESCO vinh danh.

Nghệ thuật đờn ca tài tử - Di sản văn hóa được UNESCO vinh danh.

Mặc dù có nguồn gốc từ Huế nhưng nghệ thuật đờn ca tài tử phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh và thành phố thuộc khu vực Nam Bộ. Hiện nay, có 21 tỉnh và thành phố có hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực đờn ca tài tử, như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau...

Nhiều tài tử ca và tài tử đờn đã được đánh giá cao và yêu mến bởi giới mộ điệu qua các thời kỳ như cố nghệ sĩ Thanh Tòng, cố nghệ sĩ Út Bạch Lan, nghệ sĩ Kim Cương, Bạch Tuyết, Minh Vương, Ngọc Giàu...

Google cho biết, Doodle ngày 5/12 tôn vinh đờn ca tài tử, thể loại âm nhạc thể hiện và tôn vinh văn hóa Việt Nam.

Google cho biết, Doodle ngày 5/12 tôn vinh đờn ca tài tử, thể loại âm nhạc thể hiện và tôn vinh văn hóa Việt Nam.

Và vào ngày 5/12/2013, UNESCO đã công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Từ đó, ngày này đã trở thành một ngày đặc biệt đối với tài tử ca, tài tử đờn nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

>> Tỉnh đông dân nhưng có thành phố diện tích nhỏ nhất Việt Nam, sở hữu tòa thành cổ hơn 600 năm tuổi lọt top 'những di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới'

Tỉnh miền Nam Việt Nam sắp có khu lấn biển 50.000ha: Được mệnh danh là 'thủ phủ dừa', 2050 sẽ là nơi đáng sống nhất cả nước

Tỉnh phía bắc Việt Nam lần đầu tiên được vinh danh là ‘Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới’

Dòng sông dài 256km chảy xuyên 4 tỉnh thành, "ôm trọn" TP. HCM tạo ra những bán đảo đẹp nức lòng du khách

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-thanh-co-ten-goi-kho-chua-bac-cua-nha-vua-duoc-menh-danh-la-xu-so-chua-vang-viet-nam-co-pho-tuong-phat-thich-ca-nhap-niet-ban-ngoai-troi-lon-nhat-ca-nuoc-d112677.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh thành có tên gọi ‘kho chứa bạc của nhà vua’, được mệnh danh là ‘xứ sở chùa vàng’ Việt Nam với pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ngoài trời lớn nhất cả nước
POWERED BY ONECMS & INTECH