Bất động sản

Tòa nhà gỗ chọc trời cao 100m: Phá vỡ kỷ lục của thế giới, Việt Nam có cơ hội ‘góp sức’

Chi Chi 06/11/2024 14:00

Tòa nhà gỗ chọc trời cao nhất thế giới chuẩn bị xây dựng và dự kiến sẽ cần nguyên vật liệu chất lượng, đảm bảo cho quy mô của công trình.

Tòa nhà bằng gỗ cao nhất thế giới

Rocket&Tigeli là công trình nhà gỗ cao tầng với chiều cao 100m đã hoàn tất khâu nghiên cứu, thiết kế và đã nộp hồ sơ xây dựng. Khi hoàn thành, công trình tại Thụy Sĩ này sẽ phá vỡ kỷ lục của tòa nhà Mjøstårnet ở Na Uy ( cao 85,4m) để trở thành tòa nhà bằng gỗ cao nhất thế giới.

Tòa nhà gỗ chọc trời cao 100m: Phá vỡ kỷ lục của thế giới, Việt Nam có cơ hội ‘góp sức’
Rocket&Tigeli sẽ là tòa nhà gỗ cao nhất thế giới. Ảnh: Schmidt Hammer Lassen

Rocket&Tigeli được thiết kế với khung gỗ và bề mặt ốp gạch màu đỏ, vàng xen kẽ các chi tiết màu xanh nhạt, lấy cảm hứng từ các công trình lịch sử có mái đỏ và gạch vàng trong khu vực. Tên gọi của tòa nhà xuất phát từ tên đầu máy xe lửa từng được sản xuất tại vùng này.

Theo Schmidt Hammer Lassen - đơn vị thiết kế công trình cho biết, tòa nhà sẽ tạo ra một không gian xanh cho dân cư ở Winterthur, Thụy Sĩ. Dự án bao gồm 4 tòa nhà với độ cao khác nhau, trong đó tầng trệt sẽ có khu vực bán lẻ, nhà hàng, lối đi bộ và công viên. Công ty thiết kế ưu tiên tích hợp ánh sáng tự nhiên và không gian rộng rãi, đồng thời phát triển hệ thống xây dựng tiên tiến với gỗ làm vật liệu thay thế tự nhiên cho bê tông.

>> Vùng đất đáng sống nhất Việt Nam sắp đón bộ đôi tòa nhà cao cấp nằm ven dòng sông biểu tượng, view bao trọn TP

Cơ hội mới cho ngành gỗ Việt Nam

Tại cuộc gặp gỡ trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) diễn ra tại TP. HCM, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam - ông Thomas Gass đã nhắc về công trình này và khẳng định về quy mô cao nhất thế giới của Rocket&Tigeli.

Ngài Đại sứ cho biết, tại châu Âu, xu hướng sử dụng gỗ trong xây dựng đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở Thụy Sĩ với hàng trăm cây cầu và công trình dân dụng bằng gỗ đã được đưa vào sử dụng. Các cấu kiện gỗ tiên tiến như Glulam, LVL, và CLT (gỗ ép chéo) hiện đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng khắt khe, tương thích với các vật liệu truyền thống như xi măng và sắt thép. Điều này giúp giảm phát thải carbon, đóng góp vào phát triển bền vững.

Tòa nhà gỗ chọc trời cao 100m: Phá vỡ kỷ lục của thế giới, Việt Nam có cơ hội ‘góp sức’
Gỗ là vật liệu quan trọng của tòa nhà chọc trời này. Ảnh: Schmidt Hammer Lassen

Ông Võ Quang Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA) nhận xét, Việt Nam có truyền thống sử dụng gỗ trong xây dựng nhưng chủ yếu là gỗ tự nhiên. Sự phổ biến của vật liệu như sắt thép, bê tông đã làm thị trường Việt Nam quên đi tiềm năng của gỗ kết cấu. Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam chưa theo kịp xu hướng toàn cầu về sử dụng gỗ kết cấu trong xây dựng nhà cao tầng, nhằm thay thế một phần vật liệu có phát thải lớn.

Kể từ những năm 1980, Việt Nam đã đóng cửa rừng tự nhiên và thúc đẩy trồng rừng, với khoảng 5 triệu ha gỗ tràm được khai thác mỗi năm. Tuy nhiên, giá trị gia tăng từ rừng trồng vẫn thấp do chủ yếu khai thác sớm để làm dăm gỗ, viên nén. Nếu ứng dụng sản phẩm gỗ CTL, Glulam, sẽ giúp tăng giá trị cho gỗ rừng trồng và giảm phát thải cho ngành xây dựng, đem lại lợi ích chung.

Ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Tập đoàn AA, cho rằng xu hướng sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và bền vững đang được đón nhận rộng rãi. Nếu tạo được nhu cầu từ khách hàng và chủ đầu tư, ngành gỗ có thể chuyển dịch lên các phân khúc cao cấp hơn, đem lại giá trị cao hơn cho nguồn lực gỗ.

Tòa nhà gỗ chọc trời cao 100m: Phá vỡ kỷ lục của thế giới, Việt Nam có cơ hội ‘góp sức’
Số liệu thực trạng ngành chế biến gỗ Việt Nam theo phân tích của Sippo. Ảnh: ITC Trademap

Tuy vậy, để vật liệu gỗ và tre phổ biến tại Việt Nam, cần có chiến lược lâu dài, xây dựng nhận thức và tạo nhu cầu từ phía thị trường. Các vấn đề về giá thành vật liệu, xây dựng mạng lưới nhà cung cấp và đơn vị thi công cũng là những thách thức cần vượt qua.

Bà Gulmira Asanbaeva, Giám đốc Dự án Hệ sinh thái Năng suất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định, việc phát triển vật liệu gỗ cần tiếp cận theo hệ sinh thái phát triển ngành. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu hoạt động ở trung nguồn (sản xuất theo đơn đặt hàng), thiếu hụt ở thượng nguồn (thiết kế, phát triển sản phẩm) và cuối nguồn (marketing, phân phối). Sự hợp tác giữa các công ty tiên phong, kiến trúc sư, đơn vị xây dựng và hiệp hội sẽ là yếu tố cốt lõi trong phương thức tiếp cận hệ sinh thái.

>> Thành phố giàu nhất Việt Nam sắp có thêm tòa nhà 30 tầng cao cấp: Thiết kế tựa Changi thu nhỏ, tầng hầm quy mô 'khủng'

Thành phố giàu nhất Việt Nam sắp có thêm tòa nhà 30 tầng cao cấp: Thiết kế tựa Changi thu nhỏ, tầng hầm quy mô 'khủng'

‘Đại gia dầu mỏ’ xây khối lập phương giữa sa mạc đếm không xuể kỷ lục: Công trình không bao giờ nhìn thấy mái, chứa được 20 tòa nhà cao nhất New York

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/toa-nha-go-choc-troi-cao-100m-pha-vo-ky-luc-cua-the-gioi-viet-nam-co-co-hoi-gop-suc-258446.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tòa nhà gỗ chọc trời cao 100m: Phá vỡ kỷ lục của thế giới, Việt Nam có cơ hội ‘góp sức’
    POWERED BY ONECMS & INTECH