Tài chính Ngân hàng

Tổn thất kinh tế mà thế giới có thể phải hứng chịu từ xung đột Trung Đông

Dương Lam 16/10/2023 03:40

Trong kịch bản xấu nhất, thế giới sẽ rơi vào suy thoái và thiệt hại 1.000 tỷ USD.

Tổn thất kinh tế mà thế giới có thể phải hứng chịu từ xung đột Trung Đông

Theo hãng tin Bloomberg Economics, nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái với giá dầu tăng vọt nếu Iran tham gia vào cuộc xung đột Israel-Palestine.

Các nhà phân tích đang xem xét tác động đến tăng trưởng và lạm phát toàn cầu theo ba kịch bản có thể xảy ra: xung đột phần lớn chỉ giới hạn ở Israel và các vùng lãnh thổ của Palestine; xung đột lan sang Lebanon và Syria; và cuối cùng là sự đối đầu trực tiếp giữa Israel và Iran.

Các nhà phân tích cho biết trong khi cả ba kịch bản đều có khả năng khiến giá dầu tăng vọt, lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm hơn thì một cuộc chiến toàn diện giữa Iran và Israel sẽ gây ra thiệt hại nặng nề nhất.

Trong trường hợp xấu nhất, giá dầu có thể tăng vọt lên 150 USD/thùng. Lạm phát toàn cầu có thể sẽ tăng lên 6,7% so với dự báo hiện tại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong năm 2024 là 5,8%. Tăng trưởng toàn cầu năm tới có thể sẽ giảm 1% so với dự báo hiện tại, xuống còn 1,7%. Đây sẽ là con số tồi tệ nhất kể từ năm 1982. Xét về mặt tiền tệ, nền kinh tế toàn cầu sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD.

Các nhà phân tích khẳng định ảnh hưởng sẽ nhanh chóng lan rộng trong bối cảnh nhiều quốc gia vẫn đang phải chống chọi với lạm phát do các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, vốn đã định hướng lại thương mại toàn cầu bao gồm cả các dòng lưu thông dầu và khí đốt. Các nhà phân tích cảnh báo một cuộc chiến khác tại khu vực sản xuất năng lượng có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.

Tuy nhiên, các nhà phân tích của Bloomberg cũng lưu ý một cuộc xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel vẫn là “kịch bản ít có khả năng xảy ra với xác suất thấp”.

Giao tranh ác liệt trong tháng này giữa nhóm chiến binh Palestine - lực lượng kiểm soát Gaza và Lực lượng Phòng vệ Israel đã khiến giá dầu toàn cầu tăng vọt. Giá dầu thô Brent quốc tế giao tháng 12 đóng cửa ở mức 90,8 USD/thùng vào ngày 12/10, tăng từ khoảng 84 USD/thùng một tuần trước đó.

Nga nói về việc NATO tăng chi tiêu quốc phòng

Ông Trump được đề cử Nobel Hòa bình 2026 nhờ vai trò hòa giải xung đột Trung Đông

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ton-that-kinh-te-ma-the-gioi-co-the-phai-hung-chiu-tu-xung-dot-trung-dong-205862.html
Bài liên quan
  • Thủ tướng giao nhiệm vụ khẩn cho EVN, Petrovietnam và Petrolimex
    Trong bối cảnh bất ổn toàn cầu đang lan rộng, Thủ tướng giao nhiệm vụ cấp bách cho 3 tập đoàn trụ cột là EVN, Petrovietnam và Petrolimex giữ vững an ninh năng lượng, bảo đảm nguồn cung xăng dầu, không để tình trạng găm hàng đội giá.
  • Giá vàng hôm nay 22/6/2025: Thế giới quay đầu giảm, vàng nhẫn tăng vọt
    Giá vàng hôm nay 22/6/2025 trên thế giới lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch cuối tuần, nhưng các chuyên gia cho rằng không nên vội bán vàng. Trong nước, giá vàng nhẫn vẫn tăng nửa triệu đồng/lượng.
  • Xung đột Trung Đông đẩy giá xăng trong nước tăng mạnh?
    Tình hình căng thẳng tại Trung Đông liên tục đẩy giá dầu tăng mạnh trong những ngày qua. Theo các doanh nghiệp, trong kỳ điều hành ngày mai (19/6), giá xăng trong nước có thể tăng 1.100-1.200 đồng/lít, giá dầu dự báo tăng mạnh hơn.
  • Lên kịch bản ứng phó giá dầu tăng cao do xung đột Trung Đông
    Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương yêu cầu các thương nhân xây dựng kịch bản ứng phó trong trường hợp nguồn cung gián đoạn, bảo đảm cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường nội địa trong mọi tình huống.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Tổn thất kinh tế mà thế giới có thể phải hứng chịu từ xung đột Trung Đông
    POWERED BY ONECMS & INTECH