Hạ tầng - Chính sách

TP đông dân nhất Việt Nam tiến hành rà soát loạt cây cầu tồn tại gần thế kỷ

Hải Đăng 21/09/2024 16:19

Một vài cây cầu tồn tại lâu đời tại TP đông dân nhất Việt Nam hiện đang được rà soát, kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão.

Rà soát loạt cây cầu có tuổi đời lâu năm

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) do ảnh hưởng của bão Yagi, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. HCM đã ra văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc, UBND TP. Thủ Đức, quận, huyện và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn khai thác các công trình cầu, hầm đường bộ và cầu giao thông nông thôn trong mùa mưa bão.

Vị trí 3 cây cầu lâu đời tại TP. HCM. Ảnh chụp màn hình

Vị trí 3 cây cầu lâu đời tại TP. HCM. Ảnh chụp màn hình

Sở GTVT yêu cầu các đơn vị khẩn trương kiểm tra, khảo sát hiện trạng và có biện pháp đảm bảo an toàn đối với các cầu yếu, cầu không đồng bộ tải trọng, cầu bắc qua các tuyến giao thông thủy trọng yếu, cầu vượt trên cạn và hầm đường bộ.

Theo thống kê, TP. HCM hiện có khoảng 200 cây cầu đang phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Nhiều cây cầu có tuổi đời lâu năm, như cầu Tân Thuận 1, cầu Sài Gòn 1, cầu Bình Triệu 1 và cầu Vàm Sát (cũ) được xây dựng từ trước năm 1975 và đã qua nhiều lần sửa chữa, nâng cấp.

>> 'Sợi dây huyết mạch' hơn 31.000 tỷ chạy vắt qua TP đông dân nhất Việt Nam sắp 'cán đích'

Điểm mặt những cây cầu lâu năm tại TP. HCM

Cầu Tân Thuận 1, bắc qua kênh Tẻ, dài 241m và rộng 8m được biết đến là một trong những cây cầu lâu đời nhất tại TP. HCM, được xây dựng từ năm 1905 dưới thời Pháp thuộc và đã có tuổi đời gần 120 năm.

Cầu Tân Thuận. Ảnh: Internet

Cầu Tân Thuận. Ảnh: Internet

Năm 2008, cầu được nâng tải trọng lên 30 tấn và chỉ cho phép lưu thông một chiều từ quận 7 qua quận 4.

Để giảm tải, năm 2005, TP. HCM đã đưa vào khai thác cầu Tân Thuận 2, cho phép xe lưu thông hai chiều giữa quận 4 và quận 7.

Cầu Bình Triệu 1, bắc qua sông Sài Gòn, nối liền quận Bình Thạnh và TP. Thủ Đức trên Quốc lộ 13, có chiều dài 554m và được xây dựng trước năm 1975.

Cầu Bình Triệu 1 bắc qua sông Sài Gòn. Ảnh: Internet

Cầu Bình Triệu 1 bắc qua sông Sài Gòn. Ảnh: Internet

Năm 2009, cầu được nâng cấp từ 2 lên 3 làn xe. Tuy nhiên, tĩnh không cầu hiện chỉ 5,5m, gây khó khăn trong vận chuyển bằng đường thủy. Cuối năm 2023, Sở GTVT đã phê duyệt dự án nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 lên tối thiểu 7m, dự kiến hoàn thành giai đoạn 2023-2025.

Cầu Sài Gòn 1, nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với Võ Nguyên Giáp (TP. Thủ Đức) là một trong những cửa ngõ chính kết nối TP. HCM với các tỉnh phía Bắc.

Cầu Sài Gòn. Ảnh: Internet

Cầu Sài Gòn. Ảnh: Internet

Cầu có chiều dài 986,12m, gồm 32 nhịp, trong đó có 3 nhịp dài 267,45m. Cầu Sài Gòn 1 đã được sửa chữa nhiều lần, đáng kể là vào các năm 1995-1996 và 1998 với nguồn vốn viện trợ của Pháp. Năm 2011, cầu tiếp tục được nâng cấp với tổng kinh phí 64 tỷ đồng.

Để giảm tải cho cầu Sài Gòn 1, cầu Sài Gòn 2 được khởi công xây dựng vào tháng 4/2012 và hoàn thành vào tháng 10/2013.

Cầu Sài Gòn 2 có chiều dài hơn 987m, gồm 30 nhịp, với kết cấu chính là 5 nhịp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực.

TP. HCM hiện là địa phương đông dân nhất cả nước với hơn 9,3 triệu người, chiếm gần 10% dân số cả nước. Một số quận, huyện của TP. HCM có dân số gấp đôi các tỉnh có dân số thấp, đây cũng là nơi tập trung đầy đủ 54 dân tộc sinh sống và làm việc.

>> TP lớn thứ 3 Việt Nam sắp đón trung tâm hành chính mới 2.500 tỷ

Tỉnh đông dân nhất Việt Nam cho Aeon Mall thuê đất xây trung tâm thương mại gần 4.200 tỷ đồng

Chính thức khởi công xây khu tái định cư cho người dân Làng Nủ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tp-dong-dan-nhat-viet-nam-tien-hanh-ra-soat-loat-cay-cau-ton-tai-gan-the-ky-d133777.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    TP đông dân nhất Việt Nam tiến hành rà soát loạt cây cầu tồn tại gần thế kỷ
    POWERED BY ONECMS & INTECH