Hạ tầng - Chính sách

'Sợi dây huyết mạch' hơn 31.000 tỷ chạy vắt qua TP đông dân nhất Việt Nam sắp 'cán đích'

Hải Đăng 20/09/2024 14:45

Tuyến cao tốc có tổng vốn đầu tư 31.320 tỷ đồng hiện đã hoàn thành 85% khối lượng và dự kiến sẽ thông xe vào cuối năm 2024.

Ngày 19/9, ông Đặng Hữu Vị - Giám đốc Ban Quản lý Dự án (BQLDA) các đường cao tốc phía Nam (Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) cho biết tiến độ toàn dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đã đạt khoảng 85% khối lượng.

Các nhà thầu đang đẩy nhanh thi công để kịp thông xe hai đoạn trong quý 4 năm nay: Đoạn từ nút giao cao tốc TP. HCM - Trung Lương đến quốc lộ 1 và đoạn từ quốc lộ 51 đến đường liên cảng Phước An.

Bốn nhánh nối giữa cao tốc Bến Lức - Long Thành với cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã được hoàn thiện và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Ảnh: Báo Giao Thông

Bốn nhánh nối giữa cao tốc Bến Lức - Long Thành với cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã được hoàn thiện và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Ảnh: Báo Giao Thông

Hiện tại, đoạn từ cao tốc TP. HCM - Trung Lương đến quốc lộ 1 đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, còn khoảng 300m thuộc dự án Vành đai 3, do tỉnh Long An thi công hiện đang được hoàn tất để kết nối đồng bộ với cao tốc.

>> Lắp thử cầu phao khảo sát dòng chảy, thay thế cầu Phong Châu bị sập

Tỉnh Long An đã chỉ đạo nhà thầu khẩn trương hoàn thành đoạn này.

Điểm đầu của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, đoạn tiếp giáp giữa Long An và TP. HCM hiện đã thành hình rõ nét.

Bốn nhánh lên xuống kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành và cao tốc TP. HCM - Trung Lương đã được thảm nhựa, lắp dải phân cách, kẻ vạch đường.

Các hạng mục khác trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện đang được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Báo Giao Thông

Các hạng mục khác trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện đang được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Báo Giao Thông

Trên tuyến, công nhân đang tiến hành đắp taluy bờ, tinh chỉnh hệ thống điện, lắp đặt biển báo hướng dẫn và biển báo tốc độ.

Tại nút giao giữa cao tốc và quốc lộ 1, đảo giao thông đang được hoàn thiện, các nhánh rẽ từ quốc lộ 1 vào cao tốc đã được lắp đặt biển báo chỉ dẫn.

Thời tiết mưa lớn liên tục trong thời gian qua đã gây không ít khó khăn cho công tác thi công đắp taluy bờ hai bên cao tốc. Tuy nhiên, các nhà thầu vẫn nỗ lực huy động thiết bị, vật tư và nhân công để tổ chức thi công theo từng đoạn ngắn, đảm bảo tiến độ.

Theo giám sát của VEC, các gói thầu A2-1, A3, J2, A5 và A7 đã cơ bản hoàn thành, trong khi các gói thầu còn lại như A1-1, A2.2-4, J1, A6-1 đến A6-5 đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện.

Riêng gói thầu J1 (xây dựng cầu Bình Khánh) đã đạt 83% khối lượng, còn gói thầu J3 (xây dựng cầu Phước Khánh) đang chờ cấp thẩm quyền cho phép để tiếp tục thi công.

Nút giao Mỹ Yên, điểm đầu của cao tốc Bến Lức - Long Thành, là nút giao phức tạp nhất trên tuyến, giao cắt giữa cao tốc Bến Lức - Long Thành với cao tốc TP. HCM - Trung Lương và đường Vành đai 3. Hiện nay, đoạn đầu vào cao tốc Bến Lức - Long Thành đang chờ Vành đai 3 hoàn thiện để đồng bộ hai dự án.

Dù gặp khó khăn với thời tiết mưa nhiều trong tháng qua, các nhà thầu vẫn duy trì nhiều mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo thông xe đúng hạn.

Khi đoạn cao tốc 3km được thông xe, áp lực giao thông trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương và khu vực cửa ngõ phía Tây TP.HCM sẽ giảm đáng kể.

Vị trí tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành với các tuyến cao tốc huyết mạch khác. Ảnh: Internet

Vị trí tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành với các tuyến cao tốc huyết mạch khác. Ảnh: Internet

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 58km, đi qua các tỉnh Long An, TP. HCM và Đồng Nai với mặt đường rộng 24m, 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ tối đa 120 km/h. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 31.320 tỷ đồng. Dự án bao gồm 11 gói thầu xây lắp, trong đó đoạn phía Tây (gói thầu A1-A4) sử dụng vốn vay ADB, đoạn giữa (gói thầu J1-J3) sử dụng vốn vay JICA và đoạn phía Đông (gói thầu A5-A7) sử dụng vốn vay ADB.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành khởi công vào tháng 7/2014, ban đầu dự kiến hoàn thành trong vòng 5 năm, tuy nhiên do nhiều vướng mắc nên thời gian thi công bị kéo dài. Chủ đầu tư cam kết hoàn thành toàn bộ dự án trong tháng 9/2025.

TP. HCM hiện là địa phương đông dân nhất cả nước với hơn 9,3 triệu người, chiếm gần 10% dân số cả nước. Một số quận, huyện của TP. HCM có dân số gấp đôi các tỉnh có dân số thấp, đây cũng là nơi tập trung đầy đủ 54 dân tộc sinh sống và làm việc.

>> Hoàn thành sửa chữa cây cầu lớn nhất trên tuyến cao tốc gần 21.000 tỷ kết nối TP. HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ

Tỉnh nhỏ nhất Đông Nam Bộ công bố bảng giá đất mới, có khu vực lên đến 78 triệu đồng/m2

Nàng dâu Việt bán phở bò ở Thụy Sĩ giá 500.000 đồng/bát, 4 năm mua vài mảnh đất

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/soi-day-huyet-mach-hon-31000-ty-chay-vat-qua-tp-dong-dan-nhat-viet-nam-sap-can-dich-d133648.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
'Sợi dây huyết mạch' hơn 31.000 tỷ chạy vắt qua TP đông dân nhất Việt Nam sắp 'cán đích'
POWERED BY ONECMS & INTECH