TP HCM sẽ có thêm 2 thành phố, 'dọn tổ' đón các dự án FDI
TP HCM phấn đấu đến năm 2025 có thể hút được 50 dự án công nghệ cao, trong đó có ít nhất 1 tập đoàn lớn với quy mô vốn đầu tư 3 tỷ USD.
Sáng 8/4, Đoàn công tác của Bộ Nội vụ do Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà dẫn đầu có buổi làm việc với UBND TPHCM về việc triển khai việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 và công tác cải cách hành chính của Thành phố.
Dự buổi làm việc, về phía TPHCM có Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi; Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan.
TP Hồ Chí Minh sẽ có thêm 2 thành phố
Tại cuộc họp, ông Phan Văn Mãi tiết lộ, ngoài trung tâm đô thị hiện hữu và TP. Thủ Đức, trong định hướng phát triển sắp tới TP HCM sẽ có thêm 2 thành phố là thành phố Khu Nam và thành phố Tây Bắc.
Cụ thể, thành phố Khu Nam sẽ bao gồm Quận 7, huyện Nhà Bè và một phần huyện Bình Chánh; còn thành phố Tây Bắc sẽ gồm Quận 12, huyện Hóc Môn và một phần huyện Củ Chi. Việc định hướng này đã đưa vào quy hoạch TP. HCM và sẽ trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng 6 tới đây.
>> Hơn 19.000 người tại quận trung tâm TP. HCM sẽ được 'chuyển khẩu' về phường mới
TP HCM là thành phố lớn nhất cả nước. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong quí I/2024 tăng 6,54%, đạt 406.345 tỷ đồng.
Theo Đề án Nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2030, TP. HCM không tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu hút vốn đầu tư, TP HCM phấn đấu đến năm 2025 có thể hút được 50 dự án công nghệ cao, trong đó có ít nhất 1 tập đoàn lớn với quy mô vốn đầu tư 3 tỷ USD.
Đối với ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, TP. HCM đưa ra lộ trình trong ngắn và trung hạn ưu tiên thu hút các ngành kinh tế số, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0, công nghệ vi điện tử...
TP HCM sẽ giảm 39 phường
Phó Chủ tịch UBND Thành phố nhận định, nếu phương án của Thành phố được chấp thuận thì giai đoạn 2023-2030, tổng số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp là 80 phường thuộc địa bàn 10 quận, như vậy giảm được 39 phường. Bộ Nội vụ thống nhất với phương án của thành phố.
Liên quan tới định hướng phát triển thành phố, ông Hoan cho biết thêm về trường hợp ngoại lệ của huyện Nhà Bè. Theo ông Hoan, trong đề án lần này, thành phố kiến nghị không sắp xếp vì đơn vị nằm trong 5 huyện có đề án đầu tư và xây dựng để phát triển các huyện thành các đô thị trực thuộc TP HCM.
>> Lộ diện 36 phường tại TP. HCM thuộc diện sáp nhập, sẽ được giữ lại
"Quan điểm của TP HCM là để các huyện này lên đô thị thì phải đầu tư xây dựng chứ không phải hành chính thuần túy", ông Hoan nói.
TPHCM cần cố gắng việc sắp xếp vừa bảo đảm yêu cầu thận trọng, chặt chẽ, bài bản, khoa học nhưng bảo đảm yêu cầu quan trọng nhất là sự thống nhất và đồng thuận trong hệ thống chính trị, trong cộng đồng dân cư cũng như người dân trong địa bàn.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trong nội dung về sắp xếp, TP HCM cần cố gắng bảo đảm nội dung chất lượng của đề án, đưa ra được phương án sắp xếp công chức dôi dư và những người hoạt động không chuyên trách. Đây là phương án quan trọng, cần có lộ trình phù hợp.
Về trình tự thủ tục và thời gian, Bộ trưởng đề nghị chậm nhất là tới 30/7, TP HCM phải nộp Đề án này.
>> Một doanh nghiệp sắp xây khu công nghiệp 400ha tại tỉnh 'anh em' TP. HCM
Tỉnh 'sát vách' TP. HCM thu ngân sách hơn 8.600 tỷ đồng, số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao
Giá vé máy bay tăng 'chóng mặt' gần dịp lễ 30/4, kỷ lục chặng Hà Nội - TP. HCM lên tới 18 triệu đồng