Câu chuyện đầu tư

TPBank rót nghìn tỷ cho công ty BĐS có tỷ lệ nợ vay gấp 31 lần vốn chủ

Quốc Trung 05/11/2024 14:49

Doanh nghiệp kể trên không thuộc nhóm "đại gia" bất động sản, khi 99% trong số hơn 5.100 tỷ đồng tài sản cuối quý III/2024 được xây từ nợ.

TPBank rót nghìn tỷ cho công ty BĐS có tỷ lệ nợ vay gấp 31 lần vốn chủ
Phối cảnh dự án Khu nhà ở Làng hoa Tiền Phong (huyện Mê Linh, Hà Nội)

Vinahud - kịch bản báo lỗ quen thuộc

CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (Mã VHD - UPCoM) công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 với doanh thu 52,5 tỷ đồng, lãi gộp còn hơn 2,5 tỷ, đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Kỳ này, doanh thu tài chính giảm còn 11 tỷ, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 70% đồng thời chi phí tài chính vẫn neo mức cao dẫn đến việc Vinahud báo lỗ ròng 51,2 tỷ đồng. Đây đã là quý lỗ thứ 6 liên tiếp của công ty.

Lũy kế 9 tháng, VHD ghi nhận doanh thu 172 tỷ đồng, giảm hơn 50 tỷ so với cùng kỳ năm 2023. Gánh nặng chi phí tài chính tăng 70% lên mức 175 tỷ đồng khiến công ty lỗ sau thuế lên tới 161,5 tỷ, tăng 32,5% YoY. Các kết quả trên cũng cách rất xa mục tiêu 603 tỷ đồng doanh thu và 18,75 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đã đề ra cho cả năm.

Đáng nói, mức lỗ 9 tháng năm 2024 gần tương đương tổng lỗ nhận về của cả năm trước đó.

Được biết, Vinahud (VHD) không phải là "đại gia" bất động sản, khi quy mô vốn điều lệ chỉ 380 tỷ đồng. Nhờ đi vay nợ nên tổng tài sản nhanh chóng phình to, đạt hơn 5.100 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9 vừa qua.

Dùng đòn bẩy để gia tăng tài sản, hàng nghìn tỷ đồng bị khách hàng "chiếm dụng"

Trong cơ cấu tài sản cuối tháng 9/2024, lượng tiền mặt của VHD hiện chỉ còn hơn 11 tỷ đồng. Trong khi đó, danh mục hàng tồn kho có giá trị gần 1.620 tỷ và hơn 1.970 tỷ đồng giá trị các khoản phải thu. Dù kinh doanh thua lỗ liên tục trong 6 tháng, Vinahud vẫn "ôm" hơn 1.000 tỷ đồng đi cho vay ngắn hạn. 1.000 tỷ đồng khác cũng được ghi nhận tại các khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết. Chỉ tính riêng các khoản này (kể cả tồn kho) đã chiếm tới 90% tài sản của doanh nghiệp này.

>> Một doanh nghiệp BĐS nợ gấp 35 lần vốn chủ vẫn được TPBank cho vay 2.000 tỷ đồng

TPBank rót nghìn tỷ cho công ty BĐS có tỷ lệ nợ vay gấp 31 lần vốn chủ
Nguồn: BCTC quý III/2024 của VHD

Kinh doanh bết bát cộng thêm việc bị khách hàng/đối tác "chiếm dụng vốn", Vinahud lâm vào cảnh mất cân đối nghiêm trọng hàng loạt chỉ số tài chính. Dữ liệu từ Chứng khoán VNDirect cho thấy, tại thời điểm cuối quý III/2024, hệ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty âm 126%, hệ số lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) âm gần 5%. EPS âm 6.300 đồng/cp trong khi giá trị sổ sách thấp hơn mệnh giá tới 78%, còn hơn 2.200 đồng/cp.

Đáng nói, tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Vinahud khiến cổ đông giật mình. Với mức lỗ lũy kế đã tăng hơn hai lần so với đầu năm, hiện gần mức 300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của công ty hiện chỉ còn 84,5 tỷ. Trong khi đó, doanh nghiệp bất động sản này đang ôm khối nợ 5.039 tỷ đồng, tương đương 98,4% tài sản.

Cơ cấu nợ đáng chú ý có 1.320 tỷ đồng các khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn và đang ôm khối nợ 5.039 tỷ đồng, tương đương 98,4% tài sản. Cơ cấu nợ đáng chú ý có 1.320 tỷ đồng các khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn và hơn 2.600 tỷ đồng vay tài chính. Theo đó, tỷ lệ nợ phải trả và nợ vay trên vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng cao, đạt 60 lần và 31 lần. Trước đó, năm 2023, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Vinahud xấp xỉ 10 lần.

TPBank rót nghìn tỷ cho công ty BĐS có tỷ lệ nợ vay gấp 31 lần vốn chủ
Thuyết minh danh mục hàng tồn kho của VHD đến cuối tháng 9/2024

Dòng tiền yếu không đủ trả lãi vay, nhiều chủ nợ lo sợ

Sau 9 tháng, chi phí lãi vay ghi nhận vào kết quả kinh doanh đã tăng 57% lên mức 152,4 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế, doanh nghiệp này mới thanh toán vỏn vẹn 7,7 tỷ đồng khoản chi phí kể trên. Trên cáo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền đi vay và trả nợ gốc vay của Vinahud đều rất hạn chế so với cùng kỳ.

Đòn bẩy tài chính cao trong khi tình hình kinh doanh "có vấn đề" gây áp lực lớn đến việc trả nợ của công ty. TPBank hiện là chủ nợ lớn nhất với dư nợ xấp xỉ 2.000 tỷ đồng (gấp 23,5 lần vốn chủ của VHD). Khoản vay này bắt đầu xuất hiện từ cuối quý I/2023, đáo hạn sau 84 tháng trong nỗ lực thâu tóm dự án Khu nhà ở Làng hoa Tiền Phong (huyện Mê Linh, Hà Nội) và góp vốn để phát triển dự án khu du lịch Grand Mercure Hội An.

Một điểm trùng hợp là kể từ sau khoản vay nghìn tỷ tại TPBank, Vinahud bắt đầu chuyển sang trạng thái kinh doanh thua lỗ, mức lỗ trung bình đều trên 50%/quý.

Ngoài ra, Vinahud cũng đi vay gần 303 tỷ đồng từ đối tác làm ăn là CTCP Tập đoàn R&H. Đây là đơn vị từng nắm 100% vốn Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng - pháp nhân sở hữu dự án Làng hoa Tiền Phong (quy mô gần 3.900 tỷ đồng). Chủ tịch HĐQT VHD - ông Trương Quang Minh, cũng có mối liên hệ với Tập đoàn R&H.

>> Vinahud (VHD) xây tài sản bằng núi nợ: Trồng cây ngọt nhưng ăn quả đắng

Nợ vay gấp 19 lần vốn chủ, Vinahud (VHD) muốn 'lướt' dự án gần 4.000 tỷ để xoay tiền?

Đại gia Vinahud và mối quan hệ 3 bên lòng vòng luân chuyển khối nợ nghìn tỷ?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tpbank-rot-nghin-ty-cho-cong-ty-bds-co-ty-le-no-vay-gap-31-lan-von-chu-258214.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    TPBank rót nghìn tỷ cho công ty BĐS có tỷ lệ nợ vay gấp 31 lần vốn chủ
    POWERED BY ONECMS & INTECH