SHB, BIDV, Vietcombank, ACB, TPBank, Sacombank… tung ra các gói tín dụng hàng trăm nghìn tỷ đồng ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân nhằm kích cầu tiêu dùng.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đẩy mạnh cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng.
Cụ thể, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động cân đối nguồn vốn, đẩy mạnh đa dạng chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, phân khúc khách hàng, đặc biệt là nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.
>> Cẩm nang sắm Tết đủ đầy mà vẫn tiết kiệm
Bên cạnh đó, tăng cường chuyển đổi số, quyết liệt triển khai, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm đầy nhanh tốc độ, thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng, đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng vay vốn.
Đồng thời, các ngân hàng cần tổ chức triển khai ngay các giải pháp ứng dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng của người dân; xem xét, quyết định theo thẩm quyền việc áp dụng giải pháp ứng dụng Cơ sở dữ liệu dân cư trong đánh giá khách hàng vay do Bộ Công an cung cấp, bảo đảm hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Tháng đầu năm 2024 cũng là thời điểm bước vào mùa sản xuất tiêu dùng sôi động nhất chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Đây cũng là khoảng thời gian được cho là phải tăng tốc để đưa vốn tín dụng đến các địa chỉ cần hấp thụ hiệu quả nhất.
Có thể thấy, hầu hết các ngân hàng đã chủ động cân đối nguồn vốn, đẩy mạnh đa dạng chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, phân khúc khách hàng, đặc biệt là nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.
Điển hình như SHB, BIDV, Vietcombank, ACB, TPBank, Sacombank… tung ra các gói tín dụng hàng trăm nghìn tỷ đồng ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân. Trong khi đó, các công ty tài chính tiêu dùng cũng ra sức tận dụng cơ hội để phục hồi cho vay.
Ngân hàng "thúc" đẩy mạnh cho vay tiêu dùng |
Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, năm 2024, Vietcombank định hướng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của mảng bán lẻ, trong đó sẽ dẫn đầu về cho vay tiêu dùng mua nhà ở; cùng với đó là mở rộng tín dụng xanh, xuất nhập khẩu và các lĩnh vực khác.
Về sức cầu vốn, nhất là đối với phân khúc bán lẻ trong năm nay, ông Nguyễn Văn Hương, Phó tổng giám đốc phụ trách Khối Bán lẻ của OCB nhận định, năm 2024 sẽ có nhiều điểm sáng kích cầu tín dụng, từ đó tạo lực đẩy tăng trưởng tín dụng nói chung. Đặc biệt, lãi suất cho vay đang rất thấp là một trong những nhân tố kéo cầu tín dụng trong thời gian tới.
“Dư nợ cho vay bán lẻ của OCB năm 2023 tăng trưởng gần 6% so với năm 2022, phân bổ ở các danh mục cho vay mua bất động sản, sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng. Trong năm 2024, khi lãi suất cho vay liên tục được điều chỉnh giảm, thị trường bất động sản dần hồi phục, nhu cầu mua nhà ở, đầu tư tài sản sẽ tăng trở lại. Khi đó, cho vay bất động sản sẽ trở lại mạnh mẽ, đặc biệt tập trung vào phân khúc cho vay bất động sản bình dân phục vụ nhu cầu ở thực của khách hàng”, ông Hương nói.
Cuối năm ngoái, khi các nhà băng đồng loạt tung gói tín dụng lãi suất ưu đãi, cùng với việc giải ngân vốn thuận lợi, tín dụng đã tăng trưởng rất mạnh. Chỉ tính riêng tháng 12/2023, đã có khoảng 250.000 tỷ đồng tín dụng được giải ngân ra nền kinh tế - một con số giải ngân kỷ lục trong thời gian ngắn cho thấy nhu cầu hấp thụ vốn để phục hồi của các thành phần trong nền kinh tế đã tăng mạnh. Đồng thời cũng cho thấy hiệu quả của các chủ trương, chính sách tiền tệ và nỗ lực chủ động thúc đẩy tín dụng của các ngân hàng thương mại, với giá vốn rẻ hơn, đã phát huy cao độ.
>> 30 triệu đồng để 'dắt díu' nhau về quê ăn Tết, nhiều người đành lỡ dở giấc mơ sum họp gia đình
Trước thềm cao điểm Tết Nguyên đán 2024, 8 tuyến cao tốc được nâng tốc độ lên 90km/h
Khách du lịch đến Đà Nẵng dịp Tết Nguyên đán dự kiến tăng hơn 20%