Nhìn vào thanh khoản cổ phiếu PDR gần 2 tuần trở lại đây, thật khó để dự đoán về một phiên "giải cứu" cổ phiếu với thanh khoản bật tăng trở lại, nhất là khi cổ phiếu PDR đã rơi khỏi các đường MA ngắn hạn.
Những ngày này, cổ phiếu của doanh ông lớn bất động sản như Novaland - Phát Đạt và DIC Corp đang trở thành tâm điểm của thị trường chứng khoán chuỗi lao dốc mạnh và chưa thấy đáy.
Giảm 20 phiên liên tiếp, cổ phiếu PDR bốc hơi 54% thị giá: Với riêng CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (sàn HOSE), tính đến phiên sáng ngày 15/11/2022, cổ phiếu này tiếp tục giảm sàn về mức 22.700 đồng qua đó xác lập chuỗi 7 phiên giảm sàn liên tiếp từ ngày 4/11. Đáng nói, đây cũng là phiên giảm giá thứ 20 liên tiếp của mã này kể từ mức 49.700 đồng (phiên 18/10) - tương ứng giảm gần 54%.
Nếu tính từ mức đỉnh 72.6x hồi nửa cuối tháng 10/2021, cổ phiếu PDR hiện đã giảm tới gần 69% giá trị
Doanh thu mảng chính gần như biến mất trong quý 3: Diễn biến bất ngờ trên có lẽ bắt nguồn từ chính kết quả kinh doanh quý 3/2022 của công ty này với doanh thu bán hàng chỉ hơn 11 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 1.267 tỷ đồng) - bao gồm hơn 7,7 tỷ đồng từ chuyển nhượng đất và hơn 3,3 tỷ từ cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, doanh thu tài chính tăng đột biến đạt 1.249 tỷ đồng (lãi chuyển nhượng cổ phần công ty con - CTCP Địa ốc Sài Gòn KL) so với con số chưa đến 1 tỷ của quý 3/2021 đã trở thành cứu cánh giúp Phát Đạt báo lãi ròng 711 tỷ đồng trong quý 3 và 1.399 tỷ đồng sau 9 tháng. Dù vậy, công ty vẫn còn cách rất xa chỉ tiêu lãi sau thuế cả năm (mức 2.908 tỷ đồng).
Đvt: Tỷ đồng
Tồn kho và nợ vay tăng mạnh, nhiều lô trái phiếu sắp đến hạn trả: Trong khi phải báo lãi nhờ chuyển nhượng, lượng hàng tồn kho của Phát Đạt đã tăng gần 1.200 tỷ lên mức 13.380 tỷ đồng - chiếm 52% quy mô tổng tài sản. Cùng với đó, tổng nợ của PDR cũng tăng thêm gần 3.000 tỷ đồng - đạt 15.400 tỷ - gấp gần 1,5 lần vốn chủ sở hữu.
Trong cơ cấu nợ của tập đoàn, ghi nhận nợ ngắn hạn ở mức 11.400 tỷ đồng (chiếm 74%). Tổng nợ vay tài chính của Phát Đạt hiện ở mức 5.265 tỷ đồng - tăng gần 54% so với đầu kỳ trong đó bên cạnh các khoản vay ngân hàng, Phát Đạt đang có khoản vay nợ 2.845 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu...
Đáng chú ý, 9/10 lô sẽ đáo hạn trả gốc trong năm 2023 và toàn bộ tài sản đảo bảo cho các lô trái phiếu nêu trên đều là cổ phiếu PDR được sở hữu bởi cổ đông. Đây là vấn đề phần nào khiến nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Lãnh đạo bị bán giải chấp cổ phiếu, nhiều lô trái phiếu bị buộc bổ sung tài sản đảm bảo: Tính đến hết ngày 30/9/2022, công ty đang dùng hơn 161,6 triệu cổ phiếu PDR (chiếm gần 22,6% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành) làm tài sản thế chấp cho các khoản vay nợ tài chính.
Được biết, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt đang là cổ đông lớn nhất tại Bất động sản Phát Đạt với khối lượng nắm giữ lên đến hơn 332 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 49,45%); cổ đông lớn còn lại là Công ty TNHH Phát Đạt Holdings với lượng sở hữu 73,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10,96%).
Những vấn đề đáng quan tâm về sức khỏe tài chính doanh nghiệp, câu chuyện của dòng vốn ngân hàng - trái phiếu cũng như sự lao dốc của thị trường chứng khoán đang gây áp lực lớn khiến cổ phiếu PDR liên tục giảm mạnh trong 1 tháng trở lại đây.
Ở diễn biến liên quan, lần lượt Chứng khoán Tân Việt (TVSI), Chứng khoán MB (MBS) đã đồng loạt thông báo bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu của cá nhân chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt và cổ đông chỉ trong ít ngày qua. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cổ phiếu PDR vẫn chưa thoát khỏi việc bị bán sàn.
Mới nhất, Phát Đạt vừa thông báo Quyết định của HĐQT về việc thông qua sử dụng tài sản là quyền sở hữu và quyền khai thác tài sản thuộc Dự án chung cư 239 Cách mạng Tháng 8, phường 4, quận 3, TP. HCM do CTCP Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ AKYN làm chủ đầu tư (công ty có liên quan của ông Nguyễn Văn Đạt và ông Nguyễn Tấn Danh - Phó Chủ tịch HĐQT Phát Đạt) để bổ sung tài sản bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm của công ty liên quan đến các đợt phát hành trái phiếu lần 1, 3, 6, 7 năm 2021 và lần 1 năm 2022 (Gồm các mã trái phiếu PDRH2123001, PDRH2123003, PDRH2123006, PDRH2123007 và PDRH2224001).
Thanh khoản cổ phiếu "teo tóp", nhà đầu tư mòn mỏi chờ "thoát hàng"
Trở lại với diễn biến cổ phiếu PDR những ngày gần đây, có thể thấy thanh khoản cổ phiếu này trong chuỗi 7 phiên giảm sàn vừa qua đã lao dốc mạnh từ hàng triệu đơn vị về còn vài trăm nghìn đơn vị/phiên.
Cá biệt phiên 14/11, mã chỉ khớp lệnh vỏn vẹn 5.000 cổ phiếu (mức thấp kỷ lục) cùng với 240.000 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận.
Kết phiên sáng ngày 15/11, mã cũng chi ghi nhận thanh khoản chưa đầy 20.000 cổ phiếu.
Ngược chiều với thanh khoản, dư bán sàn cổ phiếu phiếu PDR liên tục tăng mạnh qua từng phiên (từ mức chỉ dưới 10 triệu đơn vị trong phiên 4/11, dư bán sàn đến cuối phiên sáng 15/11 gần 85 triệu đơn vị).
Từ việc ghi nhận hàng nghìn lệnh mua/phiên, 7 phiên gần nhất, số lệnh mua vào cổ phiếu PDR giảm sâu về dưới mức 100. Đồng pha, số lệnh đặt bán cổ phiếu này cũng hạ nhiệt chỉ còn 400 - 600 lệnh/phiên. Tuy nhiên, khối lượng đặt bán đã không ngừng tăng từ gần 3 triệu cổ phiếu (phiên 3/11) lên 104,6 triệu cổ phiếu (phiên 14/11).
Cung tăng mạnh trong khi lượng cầu chỉ ở mức vài trăm nghìn cổ phiếu/phiên khiến chênh lệch khối lượng mua/bán tại cổ phiếu PDR cũng tăng lên mức trăm triệu cổ phiếu (theo chiều dư bán). Điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều cổ đông Phát Đạt vẫn chưa thể thoát hàng.
Nhìn vào thanh khoản cổ phiếu PDR gần 2 tuần trở lại đây, thật khó để dự đoán về một phiên "giải cứu" cổ phiếu với thanh khoản bật tăng trở lại, nhất là khi cổ phiếu PDR đã rơi khỏi các đường MA ngắn hạn đồng thời cả MA20-50-100 đều đã giảm sâu dưới đường MA200.
Doanh nghiệp vốn 1.200 tỷ bứt phá vào Top 3 lợi nhuận nhóm BĐS, vượt mặt NLG, DIG, PDR
Nhà thi đấu hơn 2.000 tỷ đồng do liên doanh Phát Đạt (PDR) đầu tư sẽ khởi công vào năm 2026