Trung An (TAR) - hành trình từ doanh nghiệp xay xát gạo đến mô hình lúa gạo thuần hữu cơ

03-05-2023 21:28|Phương Anh

Trung An mục tiêu định hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chất lượng an toàn đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và organic.

Gạo là một trong các loại nông sản chủ lực có tiềm năng xuất khẩu, đem về giá trị kinh tế cao. Theo chia sẻ của một doanh nhân: "Thế giới đã đạt dân số 8 tỷ người, theo dự báo về tương lai sẽ thiếu lương thực. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Chúng ta có lợi thế về thiên nhiên, thổ nhưỡng. Vì vậy chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng cho cơ hội này”.

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã chứng khoán TAR) là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nông Nghiệp Công nghệ cao Trung An: Tiên phong phát triển phát triển mô hình lúa gạo hữu cơ thuần tự nhiên

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tiền thân là Công ty TNHH Trung An, được thành lập tháng 08/1996 với vốn điều lệ 783 tỷ đồng. Nhiệm vụ ban đầu là hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh chế biến xay xát gạo.

Năm 2005 đánh dấu giai đoạn doanh nghiệp tư nhân được xuất khẩu gạo trực tiếp, Trung An mở rộng thị trường và nhanh chóng trở thành đơn vị xuất khẩu gạo lớn của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ năm 2005 đến năm 2015, Công ty TNHH Trung An đã đóng góp vào kim ngạch xuất khấu của Thành phố cần Thơ trên 300 triệu USD. Cùng với thành quả đó, Hiệp hội lương thực Việt Nam đã trao tặng Giấy chứng nhận hội viên Hiệp hội lương thực Việt Nam.

Năm 2009 đến 2010 cũng là năm để lại nhiều dấu ấn khi công ty nhận cúp vàng doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu uy tín và liên tiếp xuất gạo đi nhiều nước trên thế giới như China, Malaysia, Singapore, HongKong, Philippines, Australia, America, Germany, Dubai, Abu Dhabi, Abidjan, Switzerland, Qatar, Canada,…

Trung An - doanh nghiệp tiên phong mang nguồn gạo sạch cho người dân Việt Nam

Sau đó Trung An tiếp tục mở rộng quy mô cung ứng nội địa và xuất khẩu, trở thành đơn vị đi đầu thực hiện mô hình cánh đồng lớn, và có diện tích trồng lúa sạch, hữu cơ lớn ở Việt Nam.

Không chỉ dừng ở đó, Trung An tiếp tục phát triển xây dựng thương hiệu gạo, trà gạo lứt tím than với quy mô cánh đồng lớn 763 hecta tại Kiên Giang, trong đó 530 hecta canh tác theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, 100 hecta được canh tác theo hướng hữu cơ (Organic) và bảo tồn khu sinh thái 20 hecta.

Nông Nghiệp cao Trung An: Xây dựng mô hình nông nghiệp cơ giới hóa đồng bộ theo chuỗi

Trong một năm từ 2018 đến 2019 - đây được xem là năm bước ngoặt của Công ty khi đã nâng vốn điều lệ 350 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cho cổ đông hiện hữu và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán TAR.

Năm 2021, Trung An tiếp tục sứ mệnh lớn của doanh nghiệp là thực hiện mô hình nông nghiệp quy mô lớn, cơ giới hóa đồng bộ theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm lúa gạo tại tỉnh Kiên Giang. Giai đoạn 1 của dự án là 1.000 ha và giai đoạn 2 là gần 3.000 ha với hơn 500 thành viên.

Ngày 15/11/2021, lần thứ ba trong năm Trung An trúng thầu bán 15.000 tấn gạo 100% tấm sang Hàn Quốc với giá lên đến 449 đô la Mỹ/tấn, nâng tổng lượng gạo trúng thầu cung cấp cho Hàn Quốc lên 48.436 tấn, chiếm 83% tổng lượng gạo mà Hàn Quốc mở thầu cho gạo Việt Nam năm 2021. Trước đó, ngày 8/4/2021, Trung An trúng thầu 11.236 tấn gạo lứt hạt dài với giá 584 đô la Mỹ/tấn và ngày 17/5/2021, trúng thầu 22.222 tấn gạo lứt hạt dài giá 572 đô la Mỹ/tấn.

Riêng thị trường châu Âu, từ tháng 6/2021, Công ty đã mở Văn phòng đại diện tại Hamburg, Đức để các khách hàng thuộc Liên minh châu Âu dễ dàng tiếp cận sản phẩm mang thương hiệu Trung An. Thực tế chỉ sau 2 tháng, lượng khách hàng Châu Âu đến mua sản phẩm tăng khá nhiều.

Đầu năm 2022, Trung An được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chọn làm đơn vị xuất khẩu lô gạo khai trương năm mới với số lượng 1.150 tấn gạo thơm Hương Lài đi Malaysia và 450 tấn gạo thơm Jasmine đi Singapore.

Kết hợp với điều kiện đất đai rộng lớn, doanh nghiệp này đã xây dựng 4 nhà máy lớn đặt tại Thành phố Cần Thơ với 100% máy móc và trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài. Cùng với đó là xây dựng hệ thống kho chứa lên đến 30.000 tấn quy mô lớn nhất vùng, với quy cách lưu trữ bằng các Silo hiện đại có hệ thống kiểm soát độ ẩm- nhiệt độ- áp suất.

Trung An đã có mặt trên thị trường lúa gạo từ những ngày đầu tiên, giờ đây đã trở thành “cánh chim đầu đàn” trong việc phát triển phát triển mô hình lúa gạo hữu cơ thuần tự nhiên.

Tình hình kinh doanh tăng trưởng ổn định

Về tình hình kinh doanh, từ mức doanh thu dưới 1.000 tỷ đồng năm 2016, Trung An đã nhanh chóng phát triển, doanh thu tăng mạnh. Năm 2018, doanh thu đã sắp chạm ngưỡng 2.000 tỷ đồng. Năm 2020 doanh thu vượt 2.700 tỷ đồng, Sang năm 2021 doanh thu Trung An đã vượt 3.100 tỷ đồng. Và năm 2022 vừa qua đạt xấp xỉ 3.800 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ, đây cũng là mức doanh thu kỷ lục trong một năm cao nhất của công ty này kể từ năm 2016.

Trung An - doanh nghiệp tiên phong mang nguồn gạo sạch cho người dân Việt Nam

Tuy doanh thu cao, nhưng lợi nhuận không lớn, Năm 2021 công ty lãi cao nhất cũng chưa đến 100 tỷ đồng. Năm 2022 vừa qua Trung An lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

"Soi" cơ cấu doanh thu năm 2022 cho thấy nguồn thu từ thị trường nội địa chiếm tới 81,2% cơ cấu doanh thu năm ngoái. Song, về thị trường xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu năm 2021 tăng trưởng về kim ngạch so với năm 2020; trong đó tăng mạnh nhất là thị trường Hàn Quốc, chiếm đến 47,4% trong cơ cấu doanh thu xuất khẩu.

HĐQT đánh giá gạo là mặt hàng có giá trị tăng trưởng cao nhất trong các sản phẩm nông nghiệp, trong khi nhiều mặt hàng nông sản bị sụt giảm về xuất khẩu trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Đặc biệt nhu cầu gạo thế giới tăng cao khi nhiều quốc gia thực hiện giãn cách xã hội. Nhờ những thuận lợi từ thị trường, các doanh nghiệp thương mại gạo Việt Nam có cơ hội tăng sản lượng và giá xuất khẩu, trong đó có Trung An.

Trung An - doanh nghiệp tiên phong mang nguồn gạo sạch cho người dân Việt Nam

Năm 2019 sau khi đưa cổ phiếu lên sàn, Trung An đã có 3 năm gần như ít thực hiện tăng vốn. Tuy vậy năm 2022 công ty bất ngờ tăng vốn lớn. Tính chung giai đoạn từ năm 2015-2022 vốn điều lệ đã tăng từ 200 tỷ lên 783 tỷ đồng.

Trung An: Tập trung vào sản phẩm gạo hữu cơ

Về mục tiêu phát triển tại thị trường nội địa, Trung An mục tiêu định hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chất lượng an toàn đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và organic, với sản phẩm chính là gạo sạch Trung An và Gạo hữu cơ Trung An.

Đối với thị trường xuất khẩu, Trung An sẽ phát triển đẩy mạnh từ bán lẻ xuất khẩu sang bán buôn xuất khẩu tại các nước phát triển như Đức, Australia, Mỹ, Malaysia, UAE…

Định hướng đến năm 2030, sản lượng gạo của Trung An sẽ chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu gạo sạch của cả nước, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo thương hiệu.

Không ngừng phát triển, CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An sản xuất 2 sản phẩm gạo sạch và gạo hữu cơ, được chế biến từ lúa gieo trồng trên các cánh đồng mẫu lớn lên đến 8.000 ha.

Gạo thơm Việt Đài: Gạo ngon phổ biến với hạt ngắn nhỏ, màu trắng trong, ít bạc bụng. Cơm từ gạo thơm Việt Đài khi nấu dẻo mềm, phù hợp mọi lứa tuổi.

Gạo thơm Trắng Tép: Gạo ngon cao cấp nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Hạt gạo thon dài, màu trắng trong, đều hạt. Cơm từ Gạo thơm Trắng Tép khi nấu có mùi thơm đặc trưng và mềm, dẻo tự nhiên.

Gạo thơm Lài Sữa: Gạo ngon cao cấp với hương vị tự nhiên. Cơm từ Gạo thơm Lài Sữa mềm, dẻo, mịn, thích hợp cho trẻ em.

Gạo thơm Jasmine: Hạt gạo dài to, màu trắng dầu. Cơm từ Gạo thơm Jasmine khi nấu xốp, thơm tự nhiên, khi nguội cơm vẫn xốp.

Gạo thơm Japonica: Gạo dẻo dùng để làm món ăn sushi của người Nhật. Cơm từ Gạo thơm Japonica khi nấu có mùi thơm tự nhiên của gạo, vị dẻo, căng bóng rất hấp dẫn.

Gạo lứt Tím Than: Gạo có nhiều chất dinh dưỡng B1 trong lớp cám. Cơm từ Gạo lứt Tím Than rất dễ dùng và thơm ngon, phù hợp cho người ăn kiêng, ăn chay hoặc thực dưỡng.

Gạo hữu cơ Hương Sữa: Gạo được thu hoạch từ nguồn lúa trồng theo quy trình Hữu cơ (không sử dụng phân vô cơ và thuốc trừ sâu bằng hóa chất).

Gạo hữu cơ Việt Đài: Gạo được thu hoạch từ nguồn lúa hữu cơ Việt Đài, trồng theo quy trình Hữu cơ (không sử dụng phân vô cơ và thuốc trừ sâu bằng hóa chất)

Gạo hữu cơ Tím Than: Gạo được thu hoạch từ nguồn lúa hữu cơ Tím Than, trồng theo quy trình Hữu cơ (không sử dụng phân vô cơ và thuốc trừ sâu bằng hóa chất).

Sở hữu khu bảo tồn sinh thái - Tràm chim

Giữa vùng đất vàng trồng lúa tại Kiên Giang, Trung An kiên trì bảo tồn, nuôi dưỡng một khu sinh thái ngập nước tự nhiên quy mô 70ha làm chỗ trú ngụ cho các sinh vật bản địa như là sự tri ân vùng đất lành.

Trung An liên kết với hộ nông dân canh tác theo mô hình hợp tác doanh nghiệp – nông dân với năng suất lúa bình quân đạt mức 9 tấn/ha/vụ.

Về hệ sinh thái động vật, vườn quốc gia Tràm Chim là nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước. Trong đó, có 13 loài chim quý hiếm của thế giới. Đặc biệt là một loài chim hạc còn gọi là sếu đầu đỏ (Grus antigone) hay sếu cổ trụi.

Về hệ sinh thái thực vật, vườn quốc gia Tràm Chim sở hữu các yếu tố tự nhiên: trầm tích, địa mạo, và đặc tính đất khá đa dạng, từ đất xám, phát triển trên nền trầm tích cổ Pleistocen, đến những nhóm đất phù sa mới và đất phèn phát triển trên trầm tích trẻ Holocen đã góp phần làm đa dạng các quần xã thực vật tự nhiên. Kết quả khảo sát từ 2005–2006 ghi nhận được 130 loài thực vật, phân bố đơn thuần cũng như xen kẽ với nhau tạo thành 6 kiểu quần xã thực vật đặc trưng: quần xã sen, lúa trời, năng, mồm mốc, cỏ ống và quần xã rừng tràm.

Đặc biệt, hiện nay có 8 loại thực vật được Vườn ưu tiên bảo tồn, lưu giữ, gồm: cây gáo vàng, cà giâm, sen, lúa ma (lúa trời), năng kim, ráng gạt nai, dây chọi và cỏ bắc, là các loại thực vật được ghi vào Sách đỏ Việt Nam. Môi trường nơi đây rất tốt, mực nước các khu vực trong Vườn được đảm bảo theo chuẩn nên các thảm thực vật cũng được phục hồi và phát triển nhanh trong mùa nước nổi, là điều kiện thích hợp để các loài chim về đây quần tụ kiếm ăn sau khi nước rút.

"Hàng vạn cánh chim từ 4 phương đã di cư về ngôi nhà mới. Ngọn hải đăng nào đã dẫn đường cho đàn chim tìm về bờ bến bình an? Nhờ linh tính trong bản năng, hay được chỉ dẫn của “mẹ Thiên Nhiên” vì đã thấu hiểu, tin tưởng và đồng cảm với những người giữ đất? Và vì sao khi đàn chim trở về thì sản lượng lúa tự nhiên lại tăng cao, hạt gạo làm ra lại ngọt lành như vậy? Và từ đâu những cây lúa trời tưởng đã thất truyền từ hàng trăm năm lại vươn cao dưới cánh chim trời? Phải chăng nguồn năng lượng trong lòng đất mẹ được kích hoạt, hình thành những hạt ngọc hấp thụ tinh chất đất trời đề mang năng lượng thiện lành nuôi dưỡng cơ thể vật chất và cả tâm hồn con người" là những chia sẻ của Trung An rice.

Bộ trưởng TN&MT: Thí điểm dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận phải đạt 5 điều kiện

Đất hết thời hạn sử dụng có được chuyển nhượng, tặng cho hay không?

Bài thuộc chủ đề Nông nghiệp
Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trung-an-tar-hanh-trinh-tu-doanh-nghiep-xay-xat-gao-den-mo-hinh-lua-gao-thuan-huu-co-180862.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trung An (TAR) - hành trình từ doanh nghiệp xay xát gạo đến mô hình lúa gạo thuần hữu cơ
    POWERED BY ONECMS & INTECH