Sống

Trung Quốc sở hữu cầu vượt biển dài nhất thế giới: Gấp 20 lần cầu Cổng vàng nổi tiếng ở Mỹ nhưng chỉ cần công nghệ “cây nhà lá vườn”

Nhật Linh 08/08/2023 - 10:45

Dài hơn 55 km, cầu vượt biển Hong Kong - Macau - Chu Hải được đánh giá là một kỳ quan kết nối đồng bằng sông Châu Giang.

Cầu Hồng Kông-Chu Hải-Macau (HZMB) là một hệ thống đường hầm – cầu dài 55 km chính thức khánh thành ngày 23/10/2018 đã đưa Macau đến gần Hồng Kông hơn bao giờ hết và tăng cường kết nối ở khu vực Vịnh lớn (gồm Hồng Kông, Macau và 9 thành phố lớn ở tỉnh Quảng Đông).

cầu 1

Cầu có vốn đầu tư 20 tỷ USD, chính phủ Trung Quốc tuyên bố cây cầu là yếu tố quan trọng trong kế hoạch phát triển Vùng vịnh Lớn, kết nối Hong Kong và Macau tới 11 thành phố ở Trung Quốc đại lục, với tham vọng biến khu vực này thành một trung tâm công nghệ cao cạnh tranh với thung lũng Silicon ở Mỹ.

Dự án bắt đầu từ năm 2009 nhưng bị trì hoãn khánh thành nhiều lần do chậm tiến độ thi công và lo ngại về an toàn. Kết cấu cầu gồm ba cầu dây văng, chịu được sức gió 340 km/h. Tháp phía trên cầu thiết kế nhằm tôn vinh cá heo trắng, nghệ thuật thắt dây và thuyền buồm Trung Quốc. Những đường cong trên cầu thiết kế giống con rắn.

cầu 3

Đây được gọi là "đỉnh Everest" trong lĩnh vực xây dựng cầu, là một trong những siêu dự án thách thức nhất thế giới.

" Quy mô xây dựng và độ khó của cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao là lớn nhất so với các dự án cụm giao thông cầu-hầm xuyên biển hiện có khác ", Tô Quyền Khoa, Kỹ sư trưởng của Cơ quan quản lý cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao nói với đài CGTN (Trung Quốc) trong cuộc phỏng vấn năm 2018.

cầu 2

Đặc biệt, theo Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc), cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao được áp dụng kỹ thuật thi công tiên tiến - trụ cô lập địa chấn bằng cao su - chịu được lực tác động 3.000 tấn, giống như "định hải thần châm" giúp nó trụ vững trước sự tấn công của siêu bão cấp 16, động đất cấp 8 và vụ va chạm với tàu 300.000 tấn.

Theo Mạng Thanh niên Trung Quốc, đây là cây cầu lập nhiều kỷ lục thế giới, được coi là công trình thế kỷ của Trung Quốc nhưng nó cũng là dự án khó khăn nhất trong lịch sử xây dựng nước này với phần đường hầm chìm 6,7km dưới đáy biển.

Mục đích xây đường hầm này vì đoạn thi công thuộc tuyến đường ra biển của cửa khẩu Chu Hải, để thuận tiện cho các phương tiện lớn di chuyển, đặc biệt tránh các vụ va chạm tàu - lớn nhất là 300.000 tấn.

Tại đoạn này, nhóm thi công cần đặt các đoạn ống ngầm chôn sâu dưới đáy biển khoảng 22m và toàn bộ độ sâu tính đến bề mặt nước là 40m.

Tổng Giám đốc kiêm Kỹ sư trưởng dự án Lâm Minh cho biết, công nghệ cốt lõi trong thi công đường hầm chìm ngoài khơi được người trong ngành gọi là "công nghệ khó và phức tạp nhất thế giới", chỉ có một số quốc gia trên thế giới làm chủ được. Vào thời điểm đó, kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực này là bằng 0.

Sau nhiều lần tìm hiểu, ông đã tìm được một công ty tầm cỡ thế giới sở hữu công nghệ thi công ống ngầm dưới biển nhưng bên kia lại đưa ra mức giá cao vượt xa ngân sách dự án khiến các kỹ sư Trung Quốc không thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến này.

Cuối cùng, nhóm của ông tự nghiên cứu, giải quyết bài toán khó về công nghệ đẳng cấp thế giới. Sau hàng trăm cuộc họp và thử nghiệm trong nhiều năm trời, công nghệ hoàn chỉnh để xây dựng đường hầm ống ngầm ngoài khơi đại diện cho trình độ công nghệ hàng đầu thế giới của Trung Quốc được công bố.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã tạo ra một bước đột phá về tuổi thọ của cây cầu - 120 năm trong bối cảnh rất nhiều cây cầu trên thế giới chỉ có tuổi thọ khoảng 100 năm.

Lối đi vào đường hầm ở Hong Kong.

Lối đi vào đường hầm ở Hong Kong.

Công nghệ độc tôn giúp Trung Quốc sở hữu hệ thống cầu đường top đầu thế giới, chi phí khổng lồ nhưng chỉ mất 3-4 năm để hoàn thành

Phá kỷ lục của Trung Quốc, Mỹ xây dựng tuabin gió ngoài khơi lớn nhất thế giới: Trị giá 4 tỷ đô la, cánh quạt khổng lồ dài 106 mét

Kinh ngạc "siêu cầu" đi xuyên mây, cao nhất thế giới của Trung Quốc: Kinh phí lên đến 3.400 tỷ, ngang toà nhà 200 tầng

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/trung-quoc-so-huu-cau-vuot-bien-dai-nhat-the-gioi-gap-20-lan-cau-cong-vang-noi-tieng-o-my-nhung-chi-can-cong-nghe-cay-nha-la-vuon-d107000.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Trung Quốc sở hữu cầu vượt biển dài nhất thế giới: Gấp 20 lần cầu Cổng vàng nổi tiếng ở Mỹ nhưng chỉ cần công nghệ “cây nhà lá vườn”
POWERED BY ONECMS & INTECH