Tính đến hiện tại, Mỹ và các đồng minh châu Âu tiếp tục mua tài nguyên thiên nhiên từ Nga, bất chấp cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra.
Châu Âu và Mỹ đã mua tổng cộng 3,5 triệu thùng dầu và các sản phẩm tinh chế của Nga, trị giá hơn 350 triệu USD.
Bên cạnh dầu, phương Tây đã mua lượng khí đốt tự nhiên trị giá 250 triệu USD của Nga, cộng với hàng chục triệu USD nhôm, than, niken, titan, vàng và các mặt hàng khác. Tổng cộng, hóa đơn có thể lên tới 700 triệu USD.
Tính đến hiện tại, Mỹ và các đồng minh châu Âu sẽ tiếp tục mua tài nguyên thiên nhiên từ Nga, và Moscow sẽ tiếp tục vận chuyển chúng, bất chấp cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra.
Các bên phụ thuộc vào nhau
Phương Tây biết rằng các đơn hàng này tạo ra nguồn thu nhập khổng lồ cho Nga, phần lớn là do giá dầu và khí đốt cực cao, nhưng họ cũng hiểu rõ tác hại kinh tế của việc cắt giảm nhập khẩu hàng hóa của Nga về 0.
Về phần mình, Điện Kremlin biết rằng tài nguyên thiên nhiên của họ là một vũ khí, nhưng Nga cũng biết rằng xuất khẩu hàng hóa là động lực kinh tế của họ.
Với một số quốc gia khác - chẳng hạn như Iran hay Venezuela - Nhà Trắng đã nhanh tay hơn trong việc sử dụng dầu mỏ như một công cụ địa chính trị.
Do đó, cả Tehran và Caracas đều không thể bán hợp pháp dầu trên thị trường thế giới, không chỉ vào Mỹ. Tuy nhiên, Nga vẫn tự do vận chuyển các thùng của mình vào Mỹ; và Anh cũng tiếp tục mua dầu diesel từ Nga.
Liên minh châu Âu và Anh đã nhắm vào 5 ngân hàng quy mô trung bình của Nga bằng các biện pháp trừng phạt, cáo buộc các ngân hàng này giúp sức cho chiến dịch của Điện Kremlin.
Tuy nhiên, họ cũng đã bỏ qua ba công ty cho vay quốc doanh khổng lồ có vai trò then chốt đối với hoạt động thương mại hàng hóa của Nga: Ngân hàng VTB PJSC, Sberbank PJSC và Công ty cổ phần Gazprombank.
Tại một hội nghị trong ngành - một ngày sau khi công nhận sự độc lập của các khu vực Donetsk và Lugansk - Tổng thống Putin cũng cho biết Nga đang có kế hoạch "liên tục cung cấp" khí đốt tự nhiên cho các thị trường thế giới.
Không có NS2, vẫn còn NS1
Berlin đã tạm dừng quá trình phê duyệt hành chính cho hệ thống đường ống Nord Stream 2 (NS2), khiến dự án bị đình trệ. Tuy nhiên, Berlin không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dự án.
Trong mọi trường hợp, NS2 - vẫn chưa bắt đầu hoạt động - khó có thể được phê duyệt trước mùa hè. Berlin đã không có bất kỳ hành động nào chống lại đường ống "chị em" của NS2, Nord Stream 1, đi theo cùng một tuyến đường và đã bơm khí trong vài năm.
Trong khi NS2 là mục tiêu gây khó chịu cho nhiều chính trị gia, tầm quan trọng của nó nằm trong lĩnh vực ngoại giao hơn là thị trường năng lượng.
Đối với Berlin, việc dừng dự án sẽ gửi một tín hiệu đến Điện Kremlin mà không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hiện tại của Đức. Về phần mình, Moscow không cần NS2 nếu "người chị em" NS1 đang hoạt động hết công suất.
Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy, hiện tại, các bên đều quan tâm đến việc giữ cho năng lượng nằm bên ngoài xung đột.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: lấy lại đà tăng
Cửa hàng xăng dầu ở Vũng Tàu bị tạm dừng 5 trụ bơm do có dấu hiệu gian lận