Vĩ mô

Trước khi sáp nhập với Tây Ninh, tỉnh này vừa đón tin vui về kinh tế

Phúc Lam 16/04/2025 15:16

Tỉnh này là cửa ngõ giao thoa giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, giáp ranh với Campuchia và TP.HCM.

Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về phương án sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An sẽ sáp nhập thành tỉnh mới, lấy tên là Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

Trước thông tin sáp nhập, Long An đã ghi nhận tín hiệu tích cực từ tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo của Chi cục Thống kê tỉnh Long An, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh trong quý I/2025 ước tăng 7,2%, cao nhất so với cùng kỳ các năm từ năm 2021 đến nay. Điều này chứng tỏ kinh tế của tỉnh đang phục hồi mạnh mẽ dù vẫn còn những khó khăn nhất định.

Kết quả này đã giúp Long An đứng thứ 5/13 tỉnh, thành tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thứ 4 tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong đó, khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 3,63%, đóng góp 0,87 điểm % trong mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,02%, đóng góp 4,63 điểm %; khu vực thương mại, dịch vụ tăng 6,81%, đóng góp 1,63 điểm %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,12%, đóng góp 0,07 điểm %.

>> Sau sáp nhập, tỉnh nào sẽ thay thế Bắc Ninh trở thành tỉnh nhỏ nhất nước?

Trước khi sáp nhập với Tây Ninh, tỉnh này vừa đón tin vui về kinh tế
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Phát biểu tại phiên họp lệ kỳ tháng 3/2025 đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Nguyễn Văn Út nhấn mạnh mục tiêu tốc độ tăng trưởng (GRDP) của tỉnh năm 2025 đạt từ 10-11%. Để đạt được điều này, địa phương cần tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các công trình, danh mục chuyển tiếp.

Các đơn vị, chủ đầu tư cần tăng cường phối hợp, chủ động tháo gỡ vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng và hoàn thiện thủ tục đầu tư để sớm phân bổ vốn thực hiện. Ưu tiên tập trung xử lý kịp thời các dự án trọng điểm như đường Vành đai 3 TP.HCM, Đường tỉnh (ĐT) 823D, ĐT827E, ĐT822B và 4 khu tái định cư,…

Đặc biệt, phấn đấu hoàn thành các dự án, công trình trọng điểm đang triển khai, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đồng thời, hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính, thực hiện mô hình chính quyền địa phương “2 cấp”.

>>Sau sáp nhập, địa phương này có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, gần gấp đôi Hà Nội

Những con số ấn tượng của 34 tỉnh, thành khi sáp nhập đơn hành chính

Trung ương hỗ trợ 100 tỷ đồng mỗi tỉnh giảm sau sáp nhập

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/truoc-khi-sap-nhap-voi-tay-ninh-tinh-nay-vua-don-tin-vui-ve-kinh-te-286882.html
Bài liên quan
  • TP.HCM tiến gần mục tiêu 10% GRDP: Nghị quyết 98 có là cú hích đủ mạnh?
    Năm 2024 đánh dấu một năm phục hồi mạnh mẽ của kinh tế TP. Hồ Chí Minh với GRDP đạt khoảng 1,78 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 7,17%. Trong đó, khu vực thương mại - dịch vụ là động lực chính khi tăng tới 7,70%, nổi bật nhất là du lịch bùng nổ với mức tăng trưởng 55%.
  • Ông Nguyễn Văn Quyết giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Long An
    Ông Nguyễn Văn Quyết vừa được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Long An nhiệm kỳ 2020-2025 và tham gia Đảng ủy Quân khu 7.
  • Địa phương nào được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 cao nhất cả nước?
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trước khi sáp nhập với Tây Ninh, tỉnh này vừa đón tin vui về kinh tế
    POWERED BY ONECMS & INTECH